Cẩm nang nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến

09:32, 14/07/2023

Mới đây, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã phát hành Cẩm nang nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến.

Lừa đảo trực tuyến là vấn đề đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Các đối tượng xấu lợi dụng bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao. Trong đó, có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam.

Trong Cẩm nang nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến, cơ quan chức năng đã chỉ ra dấu hiệu nhận biết cụ thể và cách phòng tránh từng hình thức lừa đảo trực tuyến.

Các hình thức lừa đảo trên không gian mạng được các đối tượng lừa đảo thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và ngày càng tinh vi, trong đó nhắm vào nhiều nhóm đối tượng, bao gồm: Người cao tuổi, trẻ em, sinh viên, đối tượng công nhân, nhân viên văn phòng… Mỗi nhóm đối tượng ở độ tuổi khác nhau, kẻ xấu thực hiện những hình thức dẫn dụ khác nhau, mục tiêu chung là lấy lòng tin, đánh cắp thông tin người dùng, sau đó chiếm đoạt tài sản.

Cẩm nang cũng hướng dẫn về cách xử lý nếu đã bị lừa đảo trực tuyến; đồng thời cung cấp các địa chỉ, đầu mối liên hệ đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về an ninh mạng, an toàn thông tin.

Xem chi tiết cẩm nang tại đây.

24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam được nêu trong Cẩm nang nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến:

1. Lừa đảo “combo du lịch giá rẻ”.
2. Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice.
3. Lừa đảo “khóa SIM” vì chưa chuẩn hóa thuê bao.
4. Giả mạo biên lai chuyển tiền thành công.
5. Giả danh giáo viên/nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu.
6. Chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu nhí.
7. Thủ đoạn giả danh các công ty tài chính, ngân hàng.
8. Cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen,…
9. Giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp (BHXH, ngân hàng…)
10. Lừa đảo SMS Brandname, phát tán tin nhắn giả mạo.
11. Lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp.
12. Lừa đảo tuyển CTV online.
13. Đánh cắp tài khoản MXH, nhắn tin lừa đảo.
14. Giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện lừa đảo.
15. Rao bán hàng giả hàng nhái trên sàn thương mại điện tử.
16. Đánh cắp thông tin CCCD đi vay nợ tín dụng.
17. Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng.
18. Lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa.
19. Lừa đảo lấy cắp Telegram OTP.
20. Lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền như FlashAI.
21. Lừa đảo dịch vụ lấy lại Facebook.
22. Lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư tài chính, gửi bưu kiện, trúng thưởng,…
23. Rải link phishing lừa đảo, seeding quảng cáo bẩn trên Facebook.
24. Lừa đảo cho số đánh đề


PV

Share

Cán bộ nhân viên Điện lực TP Hồ Chí Minh khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đảm bảo điện dịp đại lễ 30/4

Cán bộ nhân viên Điện lực TP Hồ Chí Minh khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đảm bảo điện dịp đại lễ 30/4

Trong niềm vinh dự và tự hào khi được giao trọng trách bảo đảm điện cho các sự kiện chính trị - xã hội trọng đại tại Thành phố mang tên Bác, những ngày này, các Điện lực trực thuộc Tổng công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đang dồn toàn lực, tập trung cao độ cho công tác đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ dịp đại lễ 30/4 sắp tới.


Báo động mất an toàn điện sau công tơ

Báo động mất an toàn điện sau công tơ

Khoảng 63% vụ cháy được xác định có nguyên nhân từ thiết bị điện hoặc sự cố điện, cho thấy nguy cơ mất an toàn điện sau công tơ – khu vực do người dân và doanh nghiệp trực tiếp quản lý. Nguyên nhân do đâu? Cùng tìm hiểu trong infographic dưới đây.


Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

www.evn.com.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một" nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.


EVNSPC đóng điện thêm 4 công trình 110kV, chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

EVNSPC đóng điện thêm 4 công trình 110kV, chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Ngày 26/4/2025, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục đóng điện 4 công trình trọng điểm 110kV tại thành phố Cần Thơ và các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và Đồng Tháp; nâng tổng số công trình 110kV đã hoàn thành đóng điện từ đầu năm đến nay lên 42 công trình.


Đảng bộ EVNNPT: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện trong nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đảng bộ EVNNPT: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện trong nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 28/4, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đồng chí Đặng Hoàng An – Ủy viên BCH Đảng bộ Chính phủ, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV EVN dự và chỉ đạo.