Cấp nước đổ ải vụ lúa Đông Xuân 2023-2024: Tiết kiệm 0,72 tỷ m3

18:58, 02/03/2024

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có báo cáo số 1430/BC-BNN-TL, ngày 1/3,gửi Thủ tướng Chính phủ về Tổng kết công tác lấy nước phục vụ gieo cấy vụ lúa Đông Xuân 2023-2024, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ.

100% diện tích trong khu vực cơ bản đủ nước gieo cấy

Theo đó, để bảo đảm bổ sung nước cho hạ du theo kế hoạch, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tăng cường phát điện trước các đợt lấy nước khoảng 2,5-3 ngày để dâng mực nước hạ du sông. Tổng lượng xả của các hồ chứa thủy điện cả 2 đợt là 2,78 tỷ m3, thấp hơn khoảng 0,72 tỷ m3 so với tổng lượng nước xả dự kiến (3,5 tỷ m3); và thấp hơn 0,84 tỷ so với năm 2023.

Sau 2 đợt lấy nước, tổng diện tích có nước cả khu vực đạt 99%, diện tích còn lại chủ động nguồn nước. Tính đến ngày 27/2, cả khu vực đã cơ bản lấy đủ nước.

Theo đánh giá của Bộ NN&PNTNT, lịch lấy nước của từng đợt được xác định phù hợp với kỳ triều cường, tính toán cụ thể bằng mô hình toán để xác định khoảng thời gian điều tiết nước phù hợp với nhu cầu lấy nước phục vụ gieo cấy của các địa phương và tiết kiệm nguồn nước cho các hồ chứa thủy điện.

Đến 27/2, cơ bản diện tích gieo cấy toàn khu vực đã có đủ nước 

Bộ NN&PTNT cũng ghi nhận Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tổ chức vận hành các nhà máy thủy điện bổ sung nước cho hạ du theo đúng yêu cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình thủy lợi vận hành lấy nước, đồng thời bảo đảm cung cấp đủ điện cho các trạm bơm hoạt động. Trong thời gian lấy nước, thông tin điều hành xả các hồ chứa thủy điện và dự báo mực nước hệ thống sông Hồng – Thái Bình tại hạ du được EVN và Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia phối hợp cập nhật liên tục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành xả nước và lấy nước. 

6 bài học kinh nghiệm
Cũng theo Bộ NN&PTNT, để đạt được những kết quả trên, có 5 bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả việc lấy nước.

Thứ nhất, sự quan tâm chỉ đạo, điều hành sát sao của lãnh đạo Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cấp, ngành và địa phương trong khu vực đã đảm bảo đủ nước cho diện tích gieo cấy theo kế hoạch và tiết kiệm nguồn nước xả từ các hồ chứa thủy điện. 

Thứ 2, việc chủ động xây dựng kế hoạch lấy nước, nạo vét hệ thống kênh mương, cửa lấy nước; vận hành công trình lấy nước, tận dụng nguồn nước trong thời gian trước và giữa các đợt lấy nước tích trữ trong hệ thống kênh mương, ao, đầm, vùng trũng để đưa nước lên ruộng đã đẩy nhanh tiến độ lấy nước.

Thứ 3, việc tiếp tục đầu tư các trạm bơm có thể vận hành lấy nước chủ động, hạn chế phụ thuộc vào dòng chảy bổ sung từ các hồ chứa thủy điện vẫn là giải pháp hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay để thích ứng với tình trạng mực nước sông bị hạ thấp. Bên cạnh đó, cần thiết phải tiếp tục rà soát, bổ sung, duy trì hoạt động các trạm bơm dã chiến có khả năng vận hành không phụ thuộc vào dòng chảy bổ sung từ các hồ chứa thủy điện, sẵn sàng thích ứng với tình trạng mực nước sông bị hạ thấp bất thường.

Thứ 4, sự phối hợp tốt của các cơ quan truyền thông trong việc tuyên truyền sớm và liên tục về lịch điều tiết các hồ thủy điện, tình hình nguồn nước, công tác chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giúp các địa phương nắm bắt được thông tin và chủ động đưa ra phương án lấy nước hiệu quả.

Thứ 5, cần phải tăng cường công tác giám sát và có giải pháp thích ứng trước mắt và lâu dài đối với tình trạng xâm nhập mặn ở vùng hạ du đang và khả năng sẽ tiếp tục biến động bất lợi trong thời gian tới.

Thứ 6, với tác động hạ thấp mực nước, việc vận hành các hồ chứa thủy điện theo quy định Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng không đảm bảo cho công trình thủy lợi lấy nước trong mùa kiệt, đặc biệt trong giai đoạn tưới dưỡng lúa. Do vậy, cần được điều chỉnh theo hướng linh hoạt, tăng cường lưu lượng vào các kỳ triều cường để dâng mực nước và đẩy mặn.
 


Trường Giang

Share

EVN và Tập đoàn Karpowership (Thổ Nhĩ Kỳ) trao đổi thông tin về giải pháp tàu phát điện nổi

EVN và Tập đoàn Karpowership (Thổ Nhĩ Kỳ) trao đổi thông tin về giải pháp tàu phát điện nổi

Giải pháp cung cấp điện bằng tàu phát điện nổi được đại diện của Công ty Karpowership (Thổ Nhĩ Kỳ) giới thiệu, khi đến làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ngày 7/7 tại Hà Nội.


Cận cảnh hạ đặt "trái tim" tổ máy số 1 của Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Cận cảnh hạ đặt "trái tim" tổ máy số 1 của Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Rotor - “trái tim” của tổ máy số 1 công trình thủy điện Hòa Bình mở rộng đã được hạ đặt thành công vào vị trí trong sáng 6/7/2025; là tiền đề quan trọng để tiến tới mốc hòa lưới phát điện vào ngày 19/8/2025. Chùm ảnh www.evn.com.vn thực hiện tại công trường.


Điện lực miền Bắc vận động lắp điện mặt trời mái nhà: Giảm tiền điện, chia sẻ với hàng xóm

Điện lực miền Bắc vận động lắp điện mặt trời mái nhà: Giảm tiền điện, chia sẻ với hàng xóm

Tiêu thụ điện đã lập đỉnh mới, áp lực cung ứng điện tăng lên trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP cao hơn. Giải pháp lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu dùng đang được Tổng công ty Điện lực miền Bắc tích cực vận động.


Giao lưu các điển hình tiên tiến EVN: Ấn tượng và lan tỏa

Giao lưu các điển hình tiên tiến EVN: Ấn tượng và lan tỏa

Yêu nghề, không ngại khó, ngại khổ, luôn nỗ lực làm việc và làm việc sáng tạo,... Đó là một số điểm chung của những tấm gương điển hình tiên tiến đã tham gia giao lưu, chia sẻ trong khuôn khổ Đại hội Thi đua yêu nước Tập đoàn Điện lực Việt Nam lần thứ V (giai đoạn 2025 – 2030) vừa qua. Evn.com.vn lược ghi một số ý kiến.