Nguyên nhân
|
Cách khắc phục
|
Ống thoát nước bị vỡ
|
Mua đường ống mới thay thế.
|
Dàn lạnh bị bám bụi
|
Vệ sinh dàn lạnh: Tháo tấm lưới lọc bụi ra, lấy vòi nước xịt rửa và để khô ráo rồi lắp lại. Với những bụi bẩn khó rửa, có thể dùng nước rửa chén để làm sạch lưới lọc.
|
Điều hòa non gas
|
Bơm gas. Không thể tự xử lý. Cần gọi thợ sửa điều hòa.
|
Cục nóng có vật cản
|
Tháo/di chuyển vật cản.
|
Lỗi lắp đặt kém:
+ Ống nước không có độ dốc.
+ Đường ống quá dài và không có lỗ thông gió.
|
- Sửa lại vị trí đường ống dẫn tạo độ dốc.
- Dùng cây thông tắc đường ống hoặc thay thế đường thoát nước mới.
|
Bí kíp tăng tuổi thọ cho điều hòa
Nên:
- Lựa chọn điều hòa phù hợp công suất: phòng có diện tích từ 15m2 trở xuống: 9.000 BTU; từ 15 – 20m2: 12.000 BTU; trên 20m2: 18.000 BTU; 35-40 m2: 24.000BTU.
- Lắp đặt: điều hòa ở vị trí phù hợp và che chắn cho dàn nóng.
- Thường xuyên bảo dưỡng và vệ sinh: Vệ sinh và bảo trì toàn bộ dàn nóng và dàn lạnh của điều hòa từ 3 – 6 tháng/ lần. Khi gặp các dấu hiệu bất thường từ điều hòa mà không thể tự sửa chữa, nên gọi thợ đến kiểm tra ngay.
Không nên:
- Bật tắt điều hòa liên tục. Khi tắt, nên ngắt aptomat.
- Khởi động điều hòa ở mức quá thấp, vừa tốn điện, lãng phí và hại máy. Nên để mức 25 độ C khi mới khởi động. Sau đó khoảng 5 đến 10 phút thì tăng giảm nhiệt độ theo ý muốn.
- Để độ lạnh quá thấp. Nhiệt độ càng thấp, điều hòa càng tiêu thụ điện nhiều hơn. Nhiệt độ phòng chỉ nên chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời dưới 10 độ C (tốt nhất là 7 độ C).