Đề phòng cháy nổ điện trong gia đình

Những vụ hỏa hoạn liên tiếp xảy ra ở các hộ gia đình gần đây do rất nhiều nguyên nhân. Làm thế nào để phòng tránh nguy cơ này?

Ông Nguyễn Tiến Đạt, Trưởng Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Công an thành phố Hà Nội cảnh báo: “Đến nay, không ít người vẫn chưa thực sự quan tâm đến hệ thống điện gia đình. Từ khâu lắp đặt hệ thống điện cho tới quá trình sử dụng các thiết bị điện, do thiếu kiến thức cơ bản về an toàn điện, nhiều gia đình đã để xảy ra cháy chập điện, gây hỏa hoạn, thiệt hại tài sản và tính mạng”.

Cũng theo ông Nguyễn Tiến Đạt, các gia đình cần hiểu rõ một số nguy cơ và cách phòng tránh cháy nổ cơ bản dưới đây:

Tình huống

 

Nguyên nhân

 

Cách phòng tránh

 

Chập điện

 

Hiện tượng chập mạch xảy ra, nhiệt độ của dây dẫn và thiết bị điện sẽ tăng lên, làm cháy lớp cách điện hoặc vỏ của các thiết bị điện gây cháy.

 

- Ngắt nguồn điện khi không sử dụng.

- Ðể những vật dễ bắt lửa tránh xa nguồn điện.

- Kiểm tra thường xuyên các thiết bị, đường dẫn điện để đảm bảo an toàn.

- Không sử dụng dây thép, đinh... để buộc, giữ cố định dây dẫn điện.

Quá tải

 

Sử dụng các thiết bị điện công suất lớn, nhưng hệ thống điện gia đình hoặc khu dân cư chưa đáp ứng được về công suất.

 

- Khi lắp đặt phải chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện của phụ tải.

- Không dùng nhiều thiết bị tiêu thụ điện có công suất lớn vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn.

- Ngoài actomat tổng của hộ gia đình, cần có aptomat dùng riêng cho các thiết bị có công suất lớn.

Tự cháy hoặc bắt lửa từ các thiết bị điện tỏa nhiệt

 

- Dây dẫn điện của các thiết bị điện tỏa nhiệt trong  gia đình như bàn là, bếp điện, bóng đèn... quá hạn, quá tải sẽ nóng lên, gây cháy chập điện.

- Bắt lửa từ các thiết bị điện tỏa nhiệt.

- Không nên để các thiết bị tỏa nhiệt như bàn là, bếp điện ở gần những vật dễ bắt lửa (giấy, can xăng, dầu...).

- Rút nguồn điện các thiết bị bàn là, bếp điện khi không sử dụng.

- Không dùng vật liệu dễ cháy để che chắn nơi có nguồn nhiệt.

- Không dùng bóng đèn điện sấy quần áo hoặc ủ chăn sưởi ấm.

Các mối nối dây dẫn điện không chặt

 

- Khi nối dây dẫn không tốt làm điện trở dây dẫn tăng lên, làm điểm nối nóng đỏ gây cháy dây dẫn và các vật cháy liền kề.

- Khi mối nối lỏng, hở, sẽ có hiện tượng tia lửa điện phóng qua không khí

- Dùng băng dính, vật cách điện bọc mối nối dây dẫn.

- Không kéo căng dây điện và treo vật nặng lên dây dẫn.

- Không để gỉ cầu dao, dây dẫn, cầu chì điện.

- Chọn mua những thiết bị ổ cắm phích cắm có chất liệu nhựa cách điện, chịu nhiệt tốt, không dễ bắt lửa, loại ổ cắm với phích cắm phải tương thích với nhau.

- Khi cắm phích vào ổ điện, nên cắm dứt khoát.

Cháy do phóng giông sét

 

- Sét đánh vào đường dây điện.

- Ðường dây  mắc qua hoặc vắt lên cây to càng dễ bị bắt sét đánh.

- Dựng cột thu lôi chống sét.

- Khi có giông sét, không đứng dưới cây cao, công trình cao không có thu lôi, không đứng trên đồi cao, gò cao, trên bãi trống.


  • 08/11/2017 03:42
  • Theo TCĐL chuyên đề Thế giới điện
  • 1218504