Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới năm 2023 có khoảng 11-13 cơn ở trên khu vực Biển Đông và 4-6 cơn ảnh hưởng đến đất liền nước ta.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam yêu cầu các đơn vị trong EVN thực hiện đầy đủ các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự PCTT&TKCN Bộ Công Thương, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và Ban Chỉ huy PCTT&TKCN EVN về công tác PCTT&TKCN.
Công nhân PC Quảng Nam thu dọn cây ngã đổ, khắc phục sự cố lưới điện tại Quảng Nam, tháng 9/2022. Ảnh Huyền Thương
|
Thành lập/kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN và ban hành/sửa đổi quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ của Ban Chỉ huy các cấp, hoàn thành trước ngày 15/4/2023. Thành lập/kiện toàn và phân công nhiệm vụ Đội xung kích PCTT&TKCN, hoàn thành trước ngày 15/4/2023.
Phối hợp với chính quyền địa phương trong tuyên truyền bảo vệ tài sản; hỗ trợ đơn vị trong quá trình di chuyển nhân lực, vận chuyển phương tiện, trang thiết bị; cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác trong quá trình ứng phó, khắc phục sự cố, thiệt hại do thiên tai.
Rà soát, hoàn thiện, ký kết quy chế, thỏa thuận hoặc biên bản phối hợp giữa các tổng công ty, giữa các đơn vị điện lực, doanh nghiệp đóng trên địa bàn hoặc khu vực để kịp thời hỗ trợ ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, mời tham gia diễn tập phương án ứng phó thiên tai, ứng cứu thông tin (nếu cần); hoàn thành trước ngày 31/5/2023.
Phối hợp với các cơ quan truyền thông báo chí để kịp thời cập nhật, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác trước, trong và sau thiên tai; tạo được sự đồng thuận và chia sẻ nỗ lực khắc phục khó khăn trong công tác PCTT&TKCN.
Đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, vận hành liên tục, ổn định và thông suốt đối với các hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
Tùy theo cấp độ rủi ro, mức độ ảnh hưởng của từng sự kiện thiên tai phải tạm dừng các công việc không cần thiết để tập trung nguồn lực chuẩn bị ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Kiểm tra hệ thống thoát nước mặt, khơi thông dòng chảy; che chắn các hạng mục (nếu cần) để không bị ẩm ướt, hư hỏng trước và sau thiên tai, thực hiện khắc phục nếu chưa đảm bảo kỹ thuật, chất lượng.
Chủ động thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn và có trách nhiệm tham gia tìm kiếm cứu nạn theo sự huy động của cơ quan có thẩm quyền; cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác.
Đảm bảo đầy đủ chế độ chính sách cho lực lượng tham gia trực tiếp công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Động viên, khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong công tác này sau mỗi sự kiện thiên tai lớn.