EVN và Marubeni khởi động triển khai các hợp tác hướng tới giảm phát thải carbon

17:43, 24/11/2022

Ngày 24/11, tại Hà Nội, ông Trần Đình Nhân - Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và ông Seiji Kawamura - Giám đốc điều hành Ban kinh doanh điện hải ngoại kiêm Giám đốc điều hành phụ trách thị trường điện Châu Á của Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản), có buổi làm việc về trao đổi biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) đã ký kết và khởi động triển khai các chương trình hợp tác hướng tới giảm phát thải carbon giữa hai bên.

Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) giữa EVN và Marubeni hướng tới mục tiêu giảm phát thải carbon đã được thông qua từ tháng 9/2022. Tiếp đó, hai tập đoàn triển khai ký kết MOU theo hình thức đại diện lãnh đạo các bên ký luân phiên. Biên bản đã được lãnh đạo cấp cao của hai bên trao đổi cho nhau tại cuộc họp diễn ra chiều nay, ngày 24/11. Marubeni là tập đoàn đầu tiên ký MOU với EVN tập trung vào chủ đề khử carbon.

Ông Trần Đình Nhân - Tổng giám đốc EVN (bên trái) và ông Seiji Kawamura - đại diện lãnh đạo Tập đoàn Marubeni trao đổi MOU đã ký

Theo Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân, tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26) vừa qua, Việt Nam đã cam kết lộ trình trung hòa carbon vào năm 2050. Mục tiêu này đặt ra cho ngành năng lượng Việt Nam, đặc biệt là ngành Điện những thách thức vô cùng to lớn khi vừa phải đảm bảo an ninh năng lượng, cung cấp nguồn điện ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, vừa phải thực hiện các cam kết cắt giảm phát thải CO2 và giảm thiểu các tác động môi trường của hoạt động phát điện.

Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân (hàng đầu, chính giữa) phát biểu tại chương trình

Theo dự thảo Quy hoạch điện 8, sau năm 2030 sẽ không xây dựng thêm nhà máy điện than mới, nhưng trong cơ cấu nguồn điện Việt Nam năm 2030 vẫn còn trên 30GW nhiệt điện than đang hoạt động và có trên 39GW công suất điện sử dụng LNG. Vì vậy, trước mắt, EVN cần có giải pháp cắt giảm phát thải CO2 đối với những nhà máy điện than của EVN hiện có thông qua việc nâng cao hiệu suất, chuyển đổi qua sử dụng nguồn nhiên liệu sinh khối, nghiên cứu các công nghệ thu hồi, lưu trữ carbon được áp dụng tại các quốc gia phát triển trên thế giới để xem xét khả năng ứng dụng tại Việt Nam.

Cũng theo Tổng giám đốc EVN, trong khi nguồn lực về công nghệ, kinh nghiệm cũng như tài chính của Việt Nam hiện nay còn khá hạn hẹp, nên việc nắm bắt tối đa các cơ hội về chuyển giao công nghệ và hỗ trợ tài chính từ các nước phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực khử carbon như Nhật Bản là cần thiết.

Đoàn công tác Tập đoàn Marubeni tới làm việc tại trụ sở EVN

Thời gian tới, trên cơ sở MOU đã được ký kết và trao đổi giữa hai bên, EVN và Marubeni sẽ phối hợp đưa ra kế hoạch hành động để triển khai các nội dung hợp tác cụ thể, bao gồm: nghiên cứu ứng dụng công nghệ khử carbon cho các nhà máy nhiệt điện than hiện có của EVN; phát triển dự án năng lượng tái tạo (điện mặt trời/điện gió ngoài khơi…), dự án năng lượng mới như sinh khối, hydrogen; chia sẻ thông tin và kinh nghiệm quốc tế trong vận hành thị trường điện…


M.Hạnh

Share

Nhu cầu nhiệt điện than thế giới vẫn tăng mạnh

Nhu cầu nhiệt điện than thế giới vẫn tăng mạnh

Theo các nhà phân tích từ trang CNBC, trong bối cảnh thế giới đang dịch chuyển sang các nguồn năng lượng bền vững, nhu cầu sử dụng điện than tại một số quốc gia vẫn tăng mạnh.



Cẩn trọng trước loạt thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng dịp sau Tết Nguyên đán

Cẩn trọng trước loạt thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng dịp sau Tết Nguyên đán

Lợi dụng nhu cầu tham gia các hoạt động giải trí, tín ngưỡng, vui Xuân đầu năm hay tìm kiếm việc làm sau Tết của người dân, các đối tượng thông qua mạng xã hội tiếp tục thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác, cẩn trọng khi giao dịch trực tuyến, đồng thời tăng cường tuyên truyền cho những người xung quanh để không bị “sa bẫy” các chiêu trò ngày càng tinh vi, khó lường.


Cúm mùa và các biện pháp phòng chống

Cúm mùa và các biện pháp phòng chống

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, ho, hắt hơi. Có 4 chủng vi rút cúm mùa gồm: A, B, C và D, trong đó vi rút cúm A và B là 2 chủng vi rút chính ở người có thể gây ra các đợt dịch cúm mùa, cũng như các trường hợp tản phát và đợt bùng phát ngoài mùa cúm.