Chương trình được EVNHCMC chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ ngày 1/9/2021 - 31/5/2022, phấn đấu có 333 sáng kiến tham gia; giai đoạn 2 từ 1/6/2022 - 30/9/2023, phấn đấu có 667 sáng kiến tham gia. Bên cạnh đó, các đơn vị phấn đấu tối thiểu 20% số lượng cán bộ, đoàn viên, CNVC-LĐ có sáng kiến, giải pháp tham gia chương trình.
Các phần mềm điều khiển từ xa lưới điện do các kỹ sư EVNHCMC thực hiện góp phần nâng cao chất lượng cung cấp điện
|
Sáng kiến tham gia chương trình là đề tài nghiên cứu khoa học, các ý tưởng đổi mới sáng tạo, giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ được cấp thẩm quyền công nhận.
EVNHCMC mong muốn thông qua chương trình sẽ tạo sức lan tỏa và thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong cán bộ quản lý các cấp, đoàn viên, CNVC-LĐ toàn tổng công ty, góp phần nâng cao năng suất lao động trong sản xuất.
Theo ông Lê Văn Minh – Chủ tịch Công đoàn EVNHCMC, chương trình này sẽ tạo được nguồn động lực để CNVC-LĐ vượt khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển được Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao, thúc đẩy thực hiện hiệu quả lộ trình chuyển đổi số trong tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh và góp phần hoàn thành thắng lợi chủ đề năm 2022 của tổng công ty là “Thích ứng an toàn, linh hoạt để tập trung phát triển lưới điện, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chuyển đổi số thành công”; đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ cung ứng điện và hoàn thành mục tiêu trở thành doanh nghiệp số toàn điện vào năm 2025, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hộiTP. Hồ Chí Minh phát triển...
Tính từ năm 2016 đến năm 2021, EVNHCMC đã công nhận 628 sáng kiến trong toàn tổng công ty, 3 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tập đoàn và 23 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tổng công ty. Trong số đó, có những đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến được Tập đoàn Điện lực Việt Nam công nhận và triển khai ứng dụng trong toàn tập đoàn.