Khái quát về thủy điện Việt Nam

08:42, 20/06/2019

Tạp chí Điện lực xin giới thiệu tới độc giả những thông tin khái quát về tiềm năng, các giai đoạn xây dựng thủy điện Việt Nam.

Tiềm năng thủy điện 

Do vị trí địa lý của Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, nên đất nước ta có nguồn tài nguyên thủy năng tương đối lớn. Phân bố địa hình trải dài từ Bắc vào Nam với bờ biển hơn 3400 km cùng với sự thay đổi cao độ từ hơn 3100 m cho đến độ cao mặt biển đã tạo ra nguồn thế năng to lớn do chênh lệch địa hình tạo ra. 

Nhiều nghiên cứu đánh giá đã chỉ ra rằng, Việt Nam có thể khai thác được nguồn công suất thủy điện vào khoảng 25.000 - 26.000 MW, tương ứng với khoảng 90 -100 tỷ kWh điện năng. Tuy nhiên, trên thực tế, tiềm năng về công suất thủy điện có thể khai thác còn nhiều hơn.Theo kinh nghiệm khai thác thủy điện trên thế giới, công suất thủy điện ở Việt Nam có thể khai thác trong tương lai có thể bằng từ 30.000 MW đến 38.000 MW và điện năng có thể khai thác được 100 - 110 tỷ kWh.

Nhà máy Thủy điện Sơn La là một trong những công trình thủy điện tiêu biểu của Việt Nam

Các giai đoạn phát triển 

a) Trước năm 1975

Trước năm 1954, các công trình thủy điện được người Pháp nghiên cứu khai thác thủy điện - thủy lợi để phục vụ cho mục đích khai thác thuộc địa. Các công trình thủy điện được lựa chọn tại các vị trí thuận lợi, có thể xây dựng nhanh, với chi phí thấp, chưa có nghiên cứu sâu về quy hoạch tổng thể. 
Thời gian tiếp theo (1954 -1975), với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô và Trung Quốc, các nghiên cứu đánh giá tiềm năng thủy điện cho lưu vực sông Hồng đã được thực hiện từ năm 1956. Ngày 19/8/1964, công trình thủy điện có quy mô lớn đầu tiên với sự giúp đỡ của Liên Xô đã được khởi công xây dựng: Thủy điện Thác Bà trên sông Chảy, công suất ban đầu 108 MW. Đây là cái nôi đào tạo đội ngũ CBCNV phát triển thủy điện cho ngành Điện sau này.

Tại miền Nam, năm 1961, người Nhật tài trợ theo chương trình đền bù chiến phí của chiến tranh thế giới thứ hai để xây dựng dự án Thủy điện Đa Nhim, công suất 160 MW. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh, Nhà máy phải ngừng hoạt động vào năm 1965, sau gần một năm đưa vào vận hành. 

b) Từ năm 1975 đến năm 1994

Giai đoạn 1975 - 1994, với sự giúp đỡ lớn lao từ nước bạn Liên Xô, Việt Nam đã xây dựng thành công Thủy điện Hòa Bình, là dấu mốc quan trọng về khai thác thủy năng to lớn cho đất nước. Tại miền Nam, công tác khắc phục Nhà máy Thủy điện Đa Nhim được thực hiện khẩn trương, và cuối năm 1975, Nhà máy đã vận hành trở lại. Để tiếp tục bổ sung nguồn điện cho miền Nam, ngày 30/4/1984, Thủy điện Trị An đã chính thức khởi công xây dựng. 

Trong giai đoạn này, tại miền Trung, một số thủy điện nhỏ và vừa cũng bắt đầu được các đơn vị khảo sát - thiết kế trong nước bắt tay thực hiện như Thủy điện Đrây H’linh (12 MW), Thủy điện Vĩnh Sơn (66 MW).

c) Từ 1995 đến năm 2005

Có thể nói, giai đoạn này là đỉnh cao trong sự nghiệp phát triển thủy điện của đất nước. Nhiều công trình thủy điện được xây dựng và đưa vào vận hành, bao gồm cả những công trình thủy điện lớn, đa mục tiêu: Thủy điện Ialy, Thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi, Thủy điện Sê San 3, Thủy điện Tuyên Quang…

Giai đoạn này cũng chứng kiến sự phát triển vượt bậc và chuyển biến về chất của kỹ thuật xây dựng thủy điện trên tất cả các lĩnh vực, từ quản lý dự án, tư vấn xây dựng, thi công và vận hành nhà máy thủy điện. Từ việc phải phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật từ nước ngoài, đội ngũ người Việt đã tự chủ được tất cả công đoạn để xây dựng thành công các công trình thủy điện, với bất kể qui mô nào. 

Thời kỳ này đã xuất hiện hàng loạt thành tựu kỹ thuật hoàn toàn do các kỹ sư trong nước làm chủ. Cùng với việc áp dụng thành công những kết cấu trong xây dựng đập, công tác chế tạo thiết bị cơ khí thủy công cho các dự án thủy điện đã có tiến bộ vượt bậc. Hầu như toàn bộ thiết bị cơ khí thủy công trong giai đoạn này là do các nhà máy cơ khí trong nước đảm nhận. 

Từ năm 2006 đến nay

Đây là giai đoạn tiếp nối quan trọng trong việc khai thác năng lượng thủy điện của đất nước. Những dự án thủy điện lớn nhất được xây dựng và hoàn thành trong thời kỳ này như: Thủy điện Sơn La (2400 MW), Thủy điện Lai Châu (1200 MW) và Thủy điện Huội Quảng (560 MW). Phát triển thủy điện bắt đầu đi vào chiều sâu. 

Hiện nay, Quy trình vận hành liên hồ chứa cho các bậc thang thủy điện đã được thiết lập và được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành cho tất cả các lưu vực sông có bậc thang thủy điện. Đến năm 2018, đã có tổng số 80 dự án thủy điện lớn và thủy điện vừa vào vận hành với tổng công suất lắp máy là 15.999 MW. 

Có thể nói, tới nay các dự án thủy điện lớn có công suất trên 100 MW hầu như đã được khai thác hết. Các dự án có vị trí thuận lợi, chi phí đầu tư thấp cũng đã được triển khai thi công. Một số nhà máy thủy điện đang được xây dựng mở rộng và các nhà máy thủy điện tích năng sẽ được tiến hành đầu tư để phù hợp với cơ cấu nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia. 


Theo TCĐL Chuyên đề Quản lý & Hội nhập

Share

Bố trí ít nhất 2 nguồn điện lưới với các địa điểm diễn ra sự kiện quan trọng trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Bố trí ít nhất 2 nguồn điện lưới với các địa điểm diễn ra sự kiện quan trọng trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Đây là một trong những yêu cầu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đối với các đơn vị thực thuộc tại Văn bản số 2348/EVN-KTSX ngày 11/4/2025 về việc tăng cường đảm bảo cung cấp điện trong thời gian nghỉ Lễ 30/4, 01/5 năm 2025, đặc biệt là đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).


Đại hội Đảng bộ EVNICT lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Bầu 9 đồng chí vào Ban Chấp hành khóa mới

Đại hội Đảng bộ EVNICT lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Bầu 9 đồng chí vào Ban Chấp hành khóa mới

Ngày 14/4, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Đảng bộ Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin (EVNICT) lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Tại Đại hội, các đại biểu đã bầu 9 đồng chí tham gia Ban Chấp hành khóa mới.


Công đoàn EVNSPC bàn giao nhà Mái ấm công đoàn cho công đoàn viên PC Vĩnh Long

Công đoàn EVNSPC bàn giao nhà Mái ấm công đoàn cho công đoàn viên PC Vĩnh Long

Ngày 11/4/2025, Công đoàn Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã tổ chức bàn giao nhà Mái ấm công đoàn cho công đoàn viên Nguyễn Hữu Ngưn, đoàn viên Công đoàn cơ sở Công ty Điện lực Vĩnh Long (PC Vĩnh Long).


Thăm hỏi, động viên người lao động tham gia đại tu tổ máy H2 - Thủy điện Buôn Kuốp

Thăm hỏi, động viên người lao động tham gia đại tu tổ máy H2 - Thủy điện Buôn Kuốp

Ngày 10/4/2025, Công đoàn Công ty Thủy điện Buôn Kuốp đã thăm, động viên và trao quà cho đội ngũ công nhân, kỹ sư đang trực tiếp tham gia công trình đại tu tổ máy H2 - Nhà máy Thủy điện Buôn Kuốp.


PC Vĩnh Long khánh thành, bàn giao công trình Thắp sáng đường quê tuyến đèn đường ấp Hóa Thành 1, xã Đông Thành

PC Vĩnh Long khánh thành, bàn giao công trình Thắp sáng đường quê tuyến đèn đường ấp Hóa Thành 1, xã Đông Thành

Ngày 11/4, Ban tổ chức Tết quân dân và Ngày hội Văn hoá – Thể thao đồng bào Khmer phối hợp với Công ty Điện lực Vĩnh Long (PC Vĩnh Long), Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long tổ chức khánh thành công trình Thắp sáng đường quê và bàn giao 02 tuyến đèn chiếu sáng dài hơn 900 mét thuộc ấp Hoá Thành 1, xã Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.