Kiểm soát chặt chi phí sản xuất điện

10:06, 29/12/2016

Theo ông Đinh Quang Tri - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, EVN luôn kiểm soát chặt các chi phí sản xuất điện, đảm bảo thực hiện giá bán điện theo đúng nguyên tắc thị trường.

PV: Ông có thể cho biết rõ hơn các yếu tố hình thành giá điện?

Ông Đinh Quang Tri: Theo Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg ngày 15/4/2011 của Thủ tướng Chính Phủ, ba yếu tố đầu vào cơ bản hình thành giá điện là giá nhiên liệu, tỷ giá và cơ cấu phát điện. Đặc biệt đối với các nhà máy nhiệt điện, giá than chiếm tới 60 – 70%, nhiệt điện khí chiếm đến 70 – 80% chi phí nhiên liệu. Khi giá than, giá khí, giá dầu biến động thì tổng chi phí sản xuất 1 kWh điện cũng sẽ thay đổi. Vì vậy, nếu các yếu tố đầu vào cơ bản ổn định hoặc có cạnh tranh mới đảm bảo được chi phí sản xuất điện hợp lý, giá điện phù hợp với giá thị trường.

PV: Thời gian qua, EVN phải tăng cường huy động các nhà máy nhiệt điện than, khí. Việc này có ảnh hưởng đến chi phí sản xuất điện, thưa ông?

Ông Đinh Quang Tri: Hiện nay, chi phí sản xuất điện của từng nhà máy phụ thuộc vào công nghệ và nhiên liệu sử dụng. Với các nhà máy nhiệt điện dầu FO có giá thành rất cao từ 4.000 – 5.000 đồng/kWh, các nhà máy nhiệt điện than có giá thành từ 1.500 – 1.600 đồng/kWh. Đồng thời, suất đầu tư công nghệ khác nhau thì chi phí nhiên liệu của từng nhà máy cũng khác nhau. 

Năm 2016, trong nhiều thời điểm lưu lượng nước về các hồ thủy điện rất thấp, nhu cầu phụ tải lại tăng cao, hệ thống điện quốc gia buộc phải huy động các nhà máy nhiệt điện than, khí. Ngược lại, vào những thời điểm nước về tốt hơn, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia đã tăng cường huy động các nhà máy thủy điện, đặc biệt là Thủy điện Sơn La, Hòa Bình, đảm bảo sử dụng hợp lý các nguồn điện và chi phí sản xuất điện.

EVN kiểm soát chặt chi phí sản xuất trong các nhà máy điện

PV: Hiện nay, giá than trong nước cao hơn giá than nhập khẩu. Liệu mức giá này có ảnh hưởng đến giá thành điện, thưa ông?

Ông Đinh Quang Tri: Đối với nguồn than trong nước, các nhà máy điện của EVN hiện đang ký hợp đồng với Tổng công ty Than Đông Bắc và Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV). Than trong nước là than antraxit. Các nhà máy nhiệt điện trước đây của EVN được thiết kế chủ yếu phù hợp với nguồn than trong nước. Do vậy, sẽ khó có thể sử dụng toàn bộ than nhập khẩu thay thế than trong nước, hoặc chỉ dùng được một phần than nhập khẩu để pha trộn. Như vậy, giá than trong nước cao hay thấp hơn giá than nhập khẩu đều sẽ có tác động nhất định đến chi phí sản xuất điện. 

Đối với các nhà máy nhiệt điện mới dự kiến sử dụng than nhập khẩu, chúng tôi sẽ sử dụng công nghệ phù hợp với nguồn than nhập khẩu, như Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng dự kiến sẽ sử dụng than khập khẩu từ Indonesia. Đối với các nhà máy sử dụng than nhập khẩu, do giá thị trường quốc tế luôn biến động nên phải chấp nhận. 

Theo Quyết định số 69/2013/QĐ-TTg ngày 19/11/2013, mức giá bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ quy định và luôn cố định, trong khi các yếu tố đầu vào lại luôn biến động. Vì vậy, Chính phủ, Bộ Công Thương đã yêu cầu EVN phải thường xuyên tính toán. Nếu các chi phí đầu vào tăng, thì buộc phải điều chỉnh giá bán điện bình quân tăng. Ngược lại, nếu chi phí đầu vào giảm thì phải điều chỉnh giá bán điện giảm. Đó là nguyên tắc của giá thị trường. 

PV: Vậy, EVN sẽ có giải pháp gì để kiểm soát các chi phí sản xuất điện?

Ông Đinh Quang Tri: Hiện nay chúng tôi đang kiểm soát các chi phí sản xuất điện bằng cách ký hợp đồng mua bán điện dài hạn với các nhà máy sản xuất điện, kể cả các nhà máy thuộc EVN. Thời gian hợp đồng từ 20 – 25 năm. Giá là cố định, trừ chi phí nhiên liệu được biến động theo giá thị trường, tức là chúng tôi tính theo suất tiêu hao than, khí hoặc dầu. Khi giá thị trường biến động thì chi phí tiền điện thanh toán cho phần chi phí nhiên liệu đó sẽ được thanh toán biến động theo và có công thức tính cho từng nhà máy, đảm bảo cho các nhà máy phát điện có thể bù đắp được chi phí nhiên liệu mà họ đã sử dụng cho sản xuất điện. 

Đối với các nhà máy nhiệt điện than được Chính phủ giao cho EVN triển khai trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, EVN sẽ sử dụng công nghệ trên siêu tới hạn, công nghệ có hiệu suất cao nhất với khối lượng tro, xỉ thải ra môi trường thấp nhất và bảo vệ môi trường cao nhất. 

Đồng thời, sắp tới chúng tôi sẽ chuyển từ các nhà máy nhiệt điện đốt than sang nhà máy nhiệt điện khí, sử dụng khí hóa lỏng (LNG). Đặc biệt, các đơn vị thuộc EVN cũng đang tích cực đầu tư và triển khai các dự án điện mặt trời để giảm khí phát thải nhà kính. Việc sử dụng điện mặt trời, thủy điện, nhiệt điện khí sẽ là một tổ hợp tối ưu nhất cho hệ thống điện quốc gia trong tương lai, góp phần bình ổn giá điện và bảo vệ môi trường.

PV: Xin cảm ơn ông! 


Theo TCĐL Chuyên đề Quản lý và Hội nhập

Share

Gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Cảng Quy Nhơn và đấu nối – Chào mừng Đại hội Đảng bộ EVN lần thứ IV

Gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Cảng Quy Nhơn và đấu nối – Chào mừng Đại hội Đảng bộ EVN lần thứ IV

Chiều 15/4, tại tỉnh Bình Định, Đảng ủy Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) tổ chức Lễ gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Cảng Quy Nhơn và đấu nối. Đây là công trình trọng điểm được lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030, hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.


Bố trí ít nhất 2 nguồn điện lưới với các địa điểm diễn ra sự kiện quan trọng trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Bố trí ít nhất 2 nguồn điện lưới với các địa điểm diễn ra sự kiện quan trọng trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Đây là một trong những yêu cầu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đối với các đơn vị thực thuộc tại Văn bản số 2348/EVN-KTSX ngày 11/4/2025 về việc tăng cường đảm bảo cung cấp điện trong thời gian nghỉ Lễ 30/4, 01/5 năm 2025, đặc biệt là đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).


Đại hội Đảng bộ EVNICT lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Bầu 9 đồng chí vào Ban Chấp hành khóa mới

Đại hội Đảng bộ EVNICT lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Bầu 9 đồng chí vào Ban Chấp hành khóa mới

Ngày 14/4, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Đảng bộ Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin (EVNICT) lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Tại Đại hội, các đại biểu đã bầu 9 đồng chí tham gia Ban Chấp hành khóa mới.


Công đoàn EVNSPC bàn giao nhà Mái ấm công đoàn cho công đoàn viên PC Vĩnh Long

Công đoàn EVNSPC bàn giao nhà Mái ấm công đoàn cho công đoàn viên PC Vĩnh Long

Ngày 11/4/2025, Công đoàn Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã tổ chức bàn giao nhà Mái ấm công đoàn cho công đoàn viên Nguyễn Hữu Ngưn, đoàn viên Công đoàn cơ sở Công ty Điện lực Vĩnh Long (PC Vĩnh Long).


Thăm hỏi, động viên người lao động tham gia đại tu tổ máy H2 - Thủy điện Buôn Kuốp

Thăm hỏi, động viên người lao động tham gia đại tu tổ máy H2 - Thủy điện Buôn Kuốp

Ngày 10/4/2025, Công đoàn Công ty Thủy điện Buôn Kuốp đã thăm, động viên và trao quà cho đội ngũ công nhân, kỹ sư đang trực tiếp tham gia công trình đại tu tổ máy H2 - Nhà máy Thủy điện Buôn Kuốp.