Nên kiểm tra hệ thống sạc, pin/ắc quy định kì 3 - 6 tháng một lần. Ảnh minh họa
|
Xe đạp điện gồm 2 phần: Phần động cơ làm nhiệm vụ truyền dẫn động đến 2 bánh xe và phần ắc quy/pin giữ vai trò cung cấp điện năng cho động cơ hoạt động.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xe đạp điện phát nổ. Trong đó, 3 nguyên nhân chính là, do chất lượng sản phẩm (xe giá rẻ, kém chất lượng, là hàng giả, hàng nhái), do sự cố từ ắc-quy/pin và việc không bảo hành, bảo dưỡng định kỳ.
Bên cạnh đó, nguồn điện trong xe bị chập làm mạch của bộ sạc bị quá tải, hệ thống bộ biến đổi nguồn, bộ điều tốc gặp sự cố, việc tự ý lắp thêm phụ kiện, làm thay đổi kết cấu xe, tác động đến các dây điện, nguồn điện cũng có thể làm cho xe phát nổ.
Dưới đây là một số sai lầm thường gặp liên quan đến ắc-quy của xe đạp điện, quý độc giả cần lưu ý.
STT
|
Sai lầm khi sử dụng
|
Cách phòng tránh/Lưu ý
|
1
|
Sạc điện cho pin/ắc quy không đúng quy cách
|
- Nên sạc khi pin/ắc quy gần hết; hạn chế sạc qua đêm;
- Sau khi sử dụng từ 2-3 tháng có thể xả lượng axit trong pin/ắc quy thay bằng axít mới và sạc đầy pin/ắc quy;
- Sử dụng sạc chính hãng kèm theo khi mua xe, đảm bảo dòng vào chuẩn và ổn định…
- Nếu lâu không dùng xe đạp điện thì nên sạc đầy bình, sau đó tháo rời ắc quy/pin ra để đảm bảo tuổi thọ của thiết bị.
|
2
|
Bảo quản ắc quy/pin không đúng cách.
|
- Không để pin/ắc quy ở nơi có nhiệt độ hoặc độ ẩm cao, dễ gây cháy nổ;
- Không va đập hoặc rung mạnh tác động vào pin/ắc quy;
- Khi rửa xe hay đi mưa cần làm khô các giắc cắm và dây điện trước khi khởi động xe.
|
3
|
Không thường xuyên kiểm tra
|
- Định kì 3 - 6 tháng kiểm tra hệ thống sạc, pin/ắc quy một lần. Bất kì ắc-quy nào cũng có tuổi thọ sử dụng nhất định và cần thay mới khi xuống cấp.
- Nếu có hiện tượng lạ như pin/ ắc quy bị phồng, nứt hay phát ra tiếng động lạ khi sạc điện... nên thay thế ắc quy mới hoặc đến ngay các cơ sở sửa chữa để kiểm tra.
|