Hôm chủ nhật, cơ quan dự báo thời tiết Deutscher Wetterdienst ( Đức) đưa ra cảnh báo đợt nắng nóng đầu tiên trong năm. Cụ thể, trong tuần này, nhiều nơi tại quốc gia này sẽ đón đợt "căng thẳng nhiệt" - nhiệt độ dự kiến vượt quá 32 độ C (89,6 F), nhiệt độ ban đêm sẽ chỉ hạ nhiệt ở mức độ hạn chế.
Cuối tuần trước, độ ẩm cũng tăng lên ở nhiều vùng của Đức sau những trận mưa và bão qua đêm.
Ảnh minh họa
|
Nhìn chung, đợt nắng nóng đầu tiên của mùa đồng nghĩa với việc Đức và phần còn lại của châu Âu có thể chứng kiến thời tiết nóng bức và nhu cầu năng lượng biến động do nhu cầu điện năng để làm mát sẽ tăng lên.
Các đợt nắng nóng cũng có thể làm giảm sản lượng thủy điện hoặc năng lượng gió nếu sức nóng cản trở gió, thúc đẩy nhu cầu đối với các nguồn năng lượng khác và dẫn đến sự thay đổi giá năng lượng vào mùa hè này.
Năm ngoái, các đợt nắng nóng đã khiến giá khí đốt tự nhiên của châu Âu tăng cao hơn, trong khi nguồn cung cấp than và dầu mỏ trên sông Rhine - tuyến đường thủy quan trọng để vận chuyển sà lan - bị gián đoạn do mực nước sông thấp.
Tại Đức, cuộc khủng hoảng năng lượng vẫn chưa kết thúc, Klaus Müller, chủ tịch cơ quan quản lý năng lượng của Đức, nói với hãng truyền thông Funke vào đầu tháng này.
Cụ thể, ông Müller cho biết mặc dù thực tế là mức khí đốt tự nhiên trong kho dự trữ đã thoải mái hơn so với hai năm trước, cuộc khủng hoảng còn lâu mới kết thúc và thời tiết sẽ là yếu tố lớn nhất.
Tính đến ngày 17/6, các bể chứa ở Đức đã đầy 78,44%, trong khi ở EU, mức tổng thể là gần 74%, theo dữ liệu từ Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu.
“Nếu mọi thứ suôn sẻ, chúng tôi sẽ có đầy đủ các cơ sở lưu trữ vào cuối mùa hè”, ông Müller nói, đề cập đến mức lưu trữ của Đức.
Số liệu từ hãng nghiên cứu giá cả hàng hóa ICIS cho thấy giá khí đốt tương lai tại châu Âu đã tăng 52% từ đầu tháng này, chạm 35 euro (38 USD) một megawatt giờ hôm 16/6.
Các nhà phân tích cho biết trên CNN rằng giá đảo chiều chủ yếu do việc bảo trì các nhà máy khí đốt chính ở Na Uy kéo dài hơn dự kiến.
Link gốc