Nhật Bản đặt mục tiêu năm 2025 sẽ khai thác điện từ vũ trụ

15:56, 01/06/2023

Nhật Bản đã tạo ra bước đột phá về năng lượng khi thực hiện thu năng lượng mặt trời từ vũ trụ vào năm 2015. Giờ đây, quốc gia này muốn triển khai một dự án lớn hơn với công nghệ đó.

Nhật Bản và Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã dành nhiều thập kỷ để tìm khả năng lấy năng lượng mặt trời từ không gian.

Vào năm 2015, quốc gia này đã tạo ra một bước đột phá khi các nhà khoa học của JAXA phát thành công 1,8 kilowatt điện, đủ để cung cấp năng lượng cho một ấm đun nước điện, tới một bộ thu không dây dài hơn 50 mét.

Giờ đây, Nhật Bản đã sẵn sàng đưa công nghệ này đến gần hơn với thực tế, theo Engadget.

Theo tờ Nikkei, một quan hệ đối tác công-tư của Nhật Bản sẽ cố gắng thực hiện việc thu năng lượng mặt trời từ trong vũ trụ vào đầu năm 2025.

Nếu thành công trong việc truyền tải năng lượng mặt trời thu được từ các vệ tinh xuống mặt đất, Nhật Bản sẽ tiếp cận được một nguồn năng lượng gần như vô tận từ không gian. Ảnh: Đại học Kyoto

Dự án do Naoki Shinohara, giáo sư Đại học Kyoto, người đã nghiên cứu về năng lượng mặt trời trong không gian từ năm 2009 dẫn đầu.

Dự án này sẽ cố gắng triển khai một loạt các vệ tinh nhỏ với pin mặt trời trên quỹ đạo nhằm truyền năng lượng mà chúng thu được tới các trạm tiếp nhận trên mặt đất cách đó hàng trăm kilomet.

Ý tưởng sử dụng các tấm pin mặt trời đặt trên quỹ đạo và vi sóng để gửi năng lượng đến Trái đất lần đầu tiên được đề xuất vào năm 1968. Kể từ đó, một số quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc và Mỹ, đã dành thời gian và tiền bạc để theo đuổi ý tưởng này.

Công nghệ truyền tải năng lượng mặt trời từ vũ trụ là một ý tưởng rất hấp dẫn vì các mảng thu năng lượng mặt trời quỹ đạo đại diện cho nguồn cung cấp năng lượng tái tạo với tiềm năng không giới hạn.

Trong không gian, các tấm pin mặt trời có thể thu năng lượng bất kể thời gian nào trong ngày và bằng cách sử dụng vi sóng để truyền năng lượng, các đám mây cũng không phải là vấn đề đáng lo ngại cho việc truyền tải.

Tuy nhiên, ngay cả khi Nhật Bản triển khai thành công một tập hợp các mảng pin năng lượng mặt trời trên quỹ đạo, thì công nghệ này vẫn gần với khoa học viễn tưởng hơn là thực tế. Đó là bởi vì việc sản xuất một mảng pin có thể tạo ra 1 gigawatt điện sẽ tiêu tốn khoảng 7 tỉ USD với các công nghệ hiện có.

Link gốc


Theo laodong.vn

Share

Lưới điện EU cần hàng nghìn tỷ USD đầu tư, nâng cấp để tránh sự cố 'kiểu' Tây Ban Nha

Lưới điện EU cần hàng nghìn tỷ USD đầu tư, nâng cấp để tránh sự cố 'kiểu' Tây Ban Nha

Lưới điện châu Âu đang đối mặt với thách thức lớn trong kỷ nguyên chuyển đổi năng lượng. Hệ thống truyền tải già cỗi, thiếu khả năng lưu trữ và độ linh hoạt vận hành thấp đang làm gia tăng nguy cơ mất điện trên diện rộng – như sự cố nghiêm trọng vừa qua tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.


“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

Thiếu cảnh giác khi cài đặt ứng dụng theo dõi tiền điện do các đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên điện lực, rất nhiều người đã bị đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tài sản lớn. Đây là vấn nạn đã và đang xảy ra tại các tỉnh miền Trung nói riêng, cả nước nói chung, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự (ANTT).


“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

Thiếu cảnh giác khi cài đặt ứng dụng theo dõi tiền điện do các đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên điện lực, rất nhiều người đã bị đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tài sản lớn. Đây là vấn nạn đã và đang xảy ra tại các tỉnh miền Trung nói riêng, cả nước nói chung, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự (ANTT).


EVNSPC: Thí điểm giải thể Điện lực cấp huyện, thành lập Đội Quản lý điện

EVNSPC: Thí điểm giải thể Điện lực cấp huyện, thành lập Đội Quản lý điện

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thí điểm giải thể 18 Điện lực quận/huyện, thành lập 18 Đội Quản lý điện trực thuộc 18 Công ty Điện lực tỉnh/thành phố (trong đó có Công ty TNHH Một thành viên Điện lực Đồng Nai).