Pin nhiên liệu vi sinh vật là thiết bị tạo ra điện bằng cách sử dụng vi khuẩn giải phóng electron trong quá trình tiêu thụ vật chất hữu cơ. Vi khuẩn sinh điện, trong đó có loài Shewanella, được cho là hiện diện ở hầu hết mọi loại đất trên trái đất.
Mặc dù vi sinh vật trong đất được phát hiện giải phóng electron cách đây hơn 100 năm, công suất điện thấp của chúng vẫn là thách thức chính trong nỗ lực đưa công nghệ này vào ứng dụng thực tế.
Dự án trên bắt đầu vào tháng rồi tại tỉnh Ehime và dự kiến kết thúc vào cuối tháng 3-2025 nhằm đánh giá tác động của mùa và thời tiết đối với sản lượng điện.
Theo hãng tin Kyodo ngày 13-10, mục tiêu của dự án là sử dụng pin nhiên liệu vi sinh vật để cung cấp năng lượng cho camera giám sát và cảm biến nhiệt tại nhiều địa điểm, trong đó có đồng ruộng.
Pin nhiên liệu vi sinh vật được chôn tại một cánh đồng ở TP Yawatahama - Nhật Bản ngày 4-9
|
Pin nhiên liệu được sử dụng trong thí nghiệm là một hộp cao 7 cm chứa đầy đất từ cánh đồng và được gắn điện cực. Nhóm nghiên cứu đã chôn 12 chiếc hộp như vậy ở độ sâu khoảng 30 cm tại 2 cánh đồng ở TP Yawatahama và TP Ikata. Sản lượng điện sẽ ở mức thấp và được sử dụng khi đã tích đủ.
"Pin nhiên liệu vi sinh vật có thể được lắp đặt ở bất cứ nơi đâu và không cần phải thay thế pin mới thường xuyên. Chúng có thể trở thành nguồn năng lượng thay thế năng lượng mặt trời và pin khô" - chuyên gia Keisuke Matsumura của TUAT khẳng định.
Theo ông Matsumura, nếu pin nhiên liệu vi sinh vật có thể cung cấp năng lượng cho camera giám sát và cảm biến nhiệt, chúng sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho nông dân tại Nhật Bản - quốc gia đang phải vật lộn với tình trạng dân số làm nông sụt giảm.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Hiroyuki Mishima của SEP nói với hãng tin Kyodo rằng với cơ chế hoạt động đơn giản, pin nhiên liệu vi sinh vật có thể cung cấp điện với mức giá hợp lý.
Link gốc