Những sai lầm khiến bếp từ nhà bạn chóng hỏng, tốn điện và dễ cháy nổ

16:17, 24/12/2018

Bếp từ hiện đang được nhiều người sử dụng vì tiện lợi, sạch sẽ và an toàn, tuy nhiên đa phần người dân vẫn mắc phải những sai lầm dẫn tới bếp nhanh hỏng, tốn điện và dễ cháy nổ.

1. Bật bếp quá lâu và liên tục: Nhiệt độ làm nóng trên bếp điện rất cao so với bếp gas, rất dễ gây quá tải và giảm tuổi thọ của bếp, nứt mặt bếp cũng như hỏng hóc dụng cụ nấu nướng nếu dùng liên tục ở nhiệt độ cao.

Sau khi nấu xong một một món ăn, bạn nên tắt bếp nghỉ ngơi một chút rồi mới tiếp tục nấu món khác.

2. Che kín luồng khí lưu thông khiến ẩm mốc, dễ chập mạch điện: Bếp điện từ có thiết kế tương đối gọn gàng nên nhiều người thường tận dụng tối đa khoảng trống trên bếp để sắp xếp đồ đạc và vô tình che mất luồng khí lưu thông tản nhiệt cho bếp, dẫn đến tình trạng quá nhiệt khiến các hơi ẩm mốc trong quá trình nấu đọng lại bên trong bếp, lâu ngày có thể dẫn đến chập mạch, hỏng hóc.

3. Bất cẩn khi sử dụng dụng cụ: Đối với bếp điện từ, tất cả các vật bằng kim loại khi đặt trên mặt bếp đều được làm nóng, do vậy phải chú ý không để các dụng cụ, đồ vật kim loại trên mặt bếp khi đang nấu nướng.

4. Đặt bếp từ gần các thiết bị điện tử khác: Bếp từ sử dụng bức xạ sóng điện từ để làm nóng thức ăn. Tuy nhiên, các bức xạ sóng điện từ này có cường độ rất thấp nên hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà chỉ đủ để gây nhiễu một số thiết bị điện tử gần đó. Vì thế không nên đặt bếp từ gần các thiết bị điện tử khác như tivi, đầu đĩa, laptop...

5. Không vệ sinh bếp thường xuyên: So với bếp gas, các loại bếp điện từ có thiết kế nhỏ gọn và dễ vệ sinh hơn. Tuy nhiên, như vậy vô tình lại làm cho nhiều người ít có thói quen lau chùi, bảo dưỡng một cách cẩn thận. Ngoài ra, mặt bếp nếu ẩm ướt và không sạch dầu mỡ rất dễ bị rạn nứt nếu hoạt động ở nhiệt độ cao.

Để bếp từ lúc nào cũng sáng bóng lại bền, bạn nên làm ẩm vùng có dầu mỡ, thức ăn rồi dùng khăn mềm lau sạch. Tuyệt đối không dùng các dụng cụ sắc, nhọn như bàn chải, giấy nhám vì có thể làm hỏng bề mặt bếp.

6. Rút nguồn điện ngay sau khi vừa nấu xong: Khi vừa nấu xong, chúng ta thường ngắt điện ngay lập tức vì muốn tiết kiệm điện, thế nhưng điều này sẽ làm cho quá trình làm mát của bếp chậm lại do quạt tản nhiệt không hoạt động nữa, bếp sẽ nhanh hỏng. Do đó, hãy đợi cho đến khi quạt tản nhiệt dừng chạy rồi mới rút nguồn điện để đảm bảo bếp dùng được bền hơn.

7. Sử dụng thất thường: Nếu không sử dụng bếp từ thường xuyên, nhất là trong điều kiện thời tiết ẩm nồm như ở nước ta thì bếp từ rất dễ bị hơi ẩm xâm nhập có thể gây chập các bản mạch của thiết bị. Do đó, nên sử dụng bếp từ đều đặn để tuổi thọ của bếp được bền lâu.

8. Dùng hơn một ngón tay để nhấn nút điều khiển: Điều cần chú ý khi sử dụng bếp điện từ chính là sử dụng ngón tay để điều khiển các nút cảm ứng trên mặt bếp. Theo đó, chỉ nên sử dụng một ngón tay để bấm thay vì dùng hai ngón. Cần bấm lần lượt từng chế độ.

Nếu dùng hai ngón tay trở lên để bấm, nguy cơ lướt hay chạm phải hai, ba nút cảm ứng cùng một lúc sẽ khiến bếp trở nên bị lỗi.

9. Công suất bếp không tương thích với điện áp gia đình sử dụng: Công suất tiêu thụ điện của bếp từ thường ở mức 1800~2200 W, nếu đường dây điện trong gia đình bạn quá nhỏ, chỉ chịu được áp lực điện ở mức vừa phải. Hoặc bạn dùng một bảng điện để cắm chung các thiết bị như bếp từ, nồi cơm điện, tủ lạnh… thì tình trạng chập cháy đường dây dẫn đến hỏa hoạn là rất dễ xảy ra.

Tốt nhất, trước khi mua bếp bạn nên kiểm tra xem công suất của thiết bị này có phù hợp với điện áp của gia đình hay không. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy nguồn điện chập chờn hãy tắt ngay bếp từ để tránh chập điện, ảnh hưởng tới các thiết bị khác trong nhà. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới các vụ cháy nổ bếp từ mà nhiều người chủ quan không để ý.


Theo Đời sống Pháp luật

Share

EVNICT tiếp tục đạt 2 giải Sao Khuê năm 2025

EVNICT tiếp tục đạt 2 giải Sao Khuê năm 2025

Tại Lễ vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2025, Hệ thống thông tin quản lý khách hàng 4.0 (CMIS 4.0) do Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin (EVNICT) xây dựng và phát triển đã được trao giải tại 2 lĩnh vực: Quản trị, chăm sóc khách hàng và Tài nguyên, năng lượng.


Đại hội đại biểu Đảng bộ EVNSPC nhiệm kỳ 2025 – 2030: Bầu 21 đồng chí vào Ban Chấp hành khóa mới

Đại hội đại biểu Đảng bộ EVNSPC nhiệm kỳ 2025 – 2030: Bầu 21 đồng chí vào Ban Chấp hành khóa mới

Ngày 19/4/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Đảng bộ Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030, với sự tham dự của 144 đại biểu, đại diện cho 465 đảng viên trong toàn Đảng bộ, với phương châm “Đoàn kết - Kỷ cương - Đột phá - Phát triển”.


Phó Tổng giám đốc EVN Ngô Sơn Hải làm việc tại Công ty Thủy điện Ialy

Phó Tổng giám đốc EVN Ngô Sơn Hải làm việc tại Công ty Thủy điện Ialy

Chiều 18/4, tại Gia Lai, đoàn công tác của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) do Phó Tổng giám đốc EVN Ngô Sơn Hải làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Công ty Thủy điện Ialy về công tác quản lý kỹ thuật, đảm bảo vận hành và chuẩn bị cho mùa mưa năm 2025.


Cận cảnh thi công lắp dựng cột điện trên công trường đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Cận cảnh thi công lắp dựng cột điện trên công trường đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Hiện nay, những vị trí cột đầu tiên của đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên đang được thi công lắp dựng. Ghi nhận của evn.com.vn tại công trường thi công vị trí cột VT42, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai vào ngày 18/4.


Đoàn Thanh niên EVN vinh dự nhận Bằng khen của Đoàn Thanh niên Chính phủ với nhiều thành tích xuất sắc trong Tháng Thanh niên 2025

Đoàn Thanh niên EVN vinh dự nhận Bằng khen của Đoàn Thanh niên Chính phủ với nhiều thành tích xuất sắc trong Tháng Thanh niên 2025

Chiều 18/4, tại Hà Nội, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Chính phủ tổ chức Hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên năm 2025. Tại hội nghị, Đoàn Thanh niên Tập đoàn Điện lực Việt Nam được Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Chính phủ tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong tổ chức, triển khai Tháng Thanh niên năm 2025.