Chốn công sở là một trong những nơi bạn dành phần lớn thời gian trong cuộc đời mình. Gần như toàn bộ tuổi trẻ và trung niên của chúng ta gắn liền với công việc và sự nghiệp.
Nếu muốn sự nghiệp thăng hoa, không chỉ cần làm tốt công việc của mình, bạn còn phải biết cách ăn nói, đối nhân xử thế một cách hòa hợp. Đó chính là đặc điểm của một người có EQ cao.
Các tỷ phú hàng đầu thế giới đã chỉ ra rằng muốn thành công có IQ cao thôi chưa đủ. Trong bối cảnh hiện nay, EQ dần trở thành yếu tố quan trọng để giúp một người thành công.
Đối với những người có trí tuệ cảm xúc cao họ biết cách duy trì mối quan hệ với các đồng nghiệp. Đặc biệt họ không bao giờ nói 4 điều đại kị dưới đây trước mặt đồng nghiệp:
Những đặc quyền của nhà lãnh đạo dành riêng cho bạn
Thực tế những lợi ích mà lãnh đạo dành riêng cho bạn không phải là thứ nên được kể với tất cả mọi người. Việc này được tiết lộ có thể khiến đồng nghiệp nghĩ bạn đang được sếp ưu ái hơn hay tồn tại sự không công bằng.
Nghiêm túc mà nói, nếu đồng nghiệp của bạn là một người mưu mô hơn. Họ có thể đem câu chuyện này kể với những lãnh đạo cấp cao hơn về sự ưu ái đặc biệt này. Cuối cùng không chỉ bạn mà người sếp có những ưu ái hơn cho bạn vì thế mà cũng bị liên lụy.
Những thành tích bạn đạt được
Ở chốn công sở, sự khiêm tốn dường như là một lời khen bởi những người có quyền lực đều biết cách trở nên khiêm tốn.
Nhiều người có năng lực rất cao, đạt hiệu suất công việc vượt trội được cấp trên đánh giá cao nhưng lại gây ảnh hưởng đến tinh thân của các đồng nghiệp khác. Một cá nhân xuất sắc không bao giờ được đánh giá cao bằng một tập thể xuất sắc. Tinh thần làm việc nhóm là một trong những kỹ năng cơ bản mà mỗi lãnh đạo đều sẽ nhìn vào.
Điều này cho chúng ta biết rằng phải giữ thái độ khiêm nhường trong công việc của mình. Việc bạn gặt hái được thành công là điều đáng khán nhưng tránh tạo cảm giác phô trương.
Ở nơi làm việc, chỉ khi nào học được cách giữ thái độ khiêm tốn, bạn mới có thể tránh phô trương lợi thế của mình. Cách hoà đồng nhanh nhất với các đồng nghiệp là giữ thái độ khiêm tốn.
Những sai lầm của đồng nghiệp
Đối với những người có trí tuệ cảm xúc cao, họ không bao giờ đề cập đến những sai lầm của đồng nghiệp trước mặt những đồng nghiệp khác. Rốt cuộc chỉ với một vài lỗi sai không thể nào đánh giá hết được năng lực của một người. Những gì bạn nhìn thấy chỉ là bề nổi và tình hình thực tế đôi khi không phải như những lời đồn thổi.
Khi nhắc đến lỗi sai của đồng nghiệp trước mặt đồng nghiệp khác, không những đồng nghiệp đó coi bạn là kẻ đáng ghét mà còn coi thường bạn. Họ sẽ cho rằng bạn là kẻ nhiều chuyện.
Đừng chỉ nói cho vui mồm, nói cho thỏa sự tò mò trong lòng. Đến khi chính những lời nói đó gây ra phiền phức và khó chịu cho người khác, nó sẽ biến thành "vũ khí" để họ công kích bạn.
Mọi người phải hiểu rằng: Nóng giận mất khôn, nói nhiều mất lý trí. Trong công ty, dù ở vào hoàn cảnh nào, bạn cũng cũng cần hiểu rõ chân tướng sự việc và kiểm soát lời nói của mình.
Những tiết lộ về cuộc sống tình cảm cá nhân
Tình cảm cá nhân là chuyện riêng tư của mỗi người. Cho dù mối quan hệ của bạn đang rất thăng hoa, hay rơi vào rạn nứt, đó cũng không phải chuyện để có thể công khai ra ngoài, lấy ra bàn luận ở chốn công sở.
Có thể bạn đang tự hào về đời sống tình cảm của mình, nhưng người đồng nghiệp khác lại rơi vào tình cảnh không thuận lợi. Khi bạn khoe khoang với họ, điều này không khác gì hành động "sát muối vào vết thương", có khả năng họ sẽ ghét bạn hơn.
Trong trường hợp tình cảm của bạn không tránh khỏi những mâu thuẫn, nếu bạn công khai quá nhiều với người ngoài, bạn sẽ chỉ trở thành đối tượng bị "hóng chuyện" và "buôn dưa". Bạn sẽ là đối tượng để họ chế giễu và cười đùa một cách hời hợt.
Do đó, dù buồn hay vui, hãy giữ cho riêng mình. Mỗi người nên có một chút không gian riêng tư của mình, đừng kể lể mọi chuyện với người khác. Điều đó chẳng có ý nghĩa gì cả. Dù bạn có đau hay hạnh phúc thì người khác cũng không thể đồng cảm với bạn. Bạn có thể chia sẻ nhưng cũng phải có điểm mấu chốt của riêng mình, và lựa chọn những người thân thiết nhất.
Link gốc