Phó thủ tướng yêu cầu sớm triển khai giá điện hai thành phần

19:04, 17/04/2024

Bộ Công Thương được giao cùng EVN sớm triển khai giá điện hai thành phần để nâng ý thức dùng năng lượng tiết kiệm, tăng hiệu quả đầu tư nguồn, lưới.

Nội dung này nêu tại thông báo ngày 17/4 của Văn phòng Chính phủ, về ý kiến Phó thủ tướng Trần Hồng Hà liên quan tới phát triển năng lượng tái tạo.

Hiện, Việt Nam áp dụng giá một thành phần, tức tiền trả theo lượng dùng trong tháng. Cách tính này được đánh giá chưa phản ánh chính xác chi phí ngành điện bỏ ra (khấu hao tài sản, đường dây, trạm biến áp...) cho mỗi khách hàng.

Trong thông báo hôm nay, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương cùng EVN, sớm triển khai giá hai thành phần, gồm tính theo sản lượng tiêu thụ và công suất đăng ký dùng trong tháng. Theo cơ chế này, khách hàng sẽ trả riêng cho mỗi 1 kW công suất họ đăng ký hàng tháng với nhà cung cấp. Khi không sử dụng hết, họ phải trả chi phí, thay vì ngành điện chịu và thu hồi qua điều chỉnh giá như hiện nay.

Lãnh đạo Chính phủ cho rằng việc thí điểm, áp dụng cơ chế tính giá mới sẽ khiến người dân dùng điện tiết kiệm, tăng hiệu quả đầu tư nguồn và lưới.

Thực tế, từ 2014 giá hai thành phần được đề cập tại Quyết định 28/2014 về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, nhưng đến giờ Bộ Công Thương mới giao EVN nghiên cứu thí điểm. Bởi, hạ tầng ngành điện, nhất là hệ thống công tơ đo đếm từ xa, tới giờ mới đáp ứng yêu cầu, theo giải thích của Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương).

Trước mắt việc thí điểm này chỉ nghiên cứu cho khách hàng dùng điện sản xuất, kinh doanh - những hộ tiêu thụ lớn và đang áp giá theo thời gian dùng trong ngày. Hiện, EVN thuê tư vấn lập đề án cơ chế giá này và lộ trình áp dụng.

Công nhân Điện lực TP HCM sửa chữa trên đường dây, ngày 23/9/2019. Ảnh: Thành Nguyễn

Tại thông báo hôm nay, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cũng yêu cầu Bộ Công Thương sớm có chính sách cho phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. "Trường hợp chậm trễ trong đưa ra cơ chế, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng", thông báo kết luận nêu. 

Phó thủ tướng lưu ý, Nhà nước ưu tiên phát triển không giới hạn quy mô các nguồn năng lượng tái tạo nếu đáp ứng yêu cầu về công nghệ, giá phù hợp.

"Quy hoạch điện VIII là quy hoạch mở, trường hợp cần thiết có thể huy động nguồn năng lượng tái tạo thay thế", ông cho biết, thêm rằng việc này sẽ giúp bảo đảm không thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào.

Tại dự thảo Nghị định phát triển loại năng lượng này đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến, loại hình này có thể đấu nối hoặc không với lưới điện quốc gia và không bán cho tổ chức, cá nhân khác. Quy mô phát triển đến 2030 khoảng 2.600 MW.

Trường hợp loại nguồn này không nối lưới sẽ được phát triển không giới hạn. Còn nếu đấu nối với lưới điện, người dân chọn phát điện dư thừa vào hệ thống sẽ được Nhà nước ghi nhận sản lượng nhưng không thanh toán. Tức là, người dân có thể bán điện dư thừa, nhưng giá 0 đồng.

Tới cuối 2022, công suất điện mặt trời mái nhà khoảng 9.000 MW, giá bán 8,38 cent một kWh theo Quyết định 13/2020. Đến hết tháng 7/2023, còn khoảng 1.000 hệ thống, công suất 400 MW nối với lưới chờ bổ sung vào quy hoạch. Số này vẫn đang vướng vì thiếu cơ chế thực hiện.

Link gốc


Theo vnexpress.net

Share

EVNSPC: Thí điểm giải thể Điện lực cấp huyện, thành lập Đội Quản lý điện

EVNSPC: Thí điểm giải thể Điện lực cấp huyện, thành lập Đội Quản lý điện

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thí điểm giải thể 18 Điện lực quận/huyện, thành lập 18 Đội Quản lý điện trực thuộc 18 Công ty Điện lực tỉnh/thành phố (trong đó có Công ty TNHH Một thành viên Điện lực Đồng Nai).


Lưới điện EU cần hàng nghìn tỷ USD đầu tư, nâng cấp để tránh sự cố 'kiểu' Tây Ban Nha

Lưới điện EU cần hàng nghìn tỷ USD đầu tư, nâng cấp để tránh sự cố 'kiểu' Tây Ban Nha

Lưới điện châu Âu đang đối mặt với thách thức lớn trong kỷ nguyên chuyển đổi năng lượng. Hệ thống truyền tải già cỗi, thiếu khả năng lưu trữ và độ linh hoạt vận hành thấp đang làm gia tăng nguy cơ mất điện trên diện rộng – như sự cố nghiêm trọng vừa qua tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.


“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

Thiếu cảnh giác khi cài đặt ứng dụng theo dõi tiền điện do các đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên điện lực, rất nhiều người đã bị đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tài sản lớn. Đây là vấn nạn đã và đang xảy ra tại các tỉnh miền Trung nói riêng, cả nước nói chung, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự (ANTT).


“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

Thiếu cảnh giác khi cài đặt ứng dụng theo dõi tiền điện do các đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên điện lực, rất nhiều người đã bị đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tài sản lớn. Đây là vấn nạn đã và đang xảy ra tại các tỉnh miền Trung nói riêng, cả nước nói chung, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự (ANTT).