Hạ lưu Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên lưu vực sông Đà |
Quyết định này quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại các trạm thủy văn trên các sông phục vụ công tác phòng, chống, ứng phó với lũ, ngập lụt và phát triển kinh tế - xã hội.
Về nguyên tắc phân cấp báo động lũ, Quyết định nêu rõ: Cấp báo động lũ là sự phân định cấp độ của lũ, mỗi cấp độ lũ được xác định thông qua một giá trị mực nước tương ứng quy định tại các trạm thủy văn trên sông, suối, phản ánh mức độ nguy hiểm của lũ cũng như mức độ ngập lụt do lũ gây ra.
Cấp báo động lũ được phân thành ba cấp (cấp I, II, III) căn cứ vào đặc điểm, độ lớn mực nước lũ và mức độ tác động của lũ lụt đến an toàn đê điều, bờ, bãi sông, công trình và dân sinh, kinh tế - xã hội trên khu vực.
Mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại các trạm thủy văn chính trên 244 sông thuộc phạm vi cả nước được quy định cụ thể tại Quyết định này.
Mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ đối với các vị trí thuộc địa bàn quản lý của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mà chưa được quy định sẽ do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định. Đối với các vị trí nằm trên các đoạn sông giáp ranh giữa các tỉnh, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan phải trao đổi, thống nhất để ban hành một quy định chung về mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại vị trí đó.
Quyết định 05/2020/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 20/3/2020. Các hoạt động khí tượng thủy văn, phòng, chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội đang sử dụng mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông theo Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước tiếp tục thực hiện cho đến ngày 20/3/2020.
Chi tiết Quyết định có file đính kèm.