Samsung phát triển thuật toán tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam

10:51, 09/01/2023

Samsung Electronics vừa phát triển một thuật toán tiết kiệm năng lượng giúp nhà máy tại TP.HCM giảm tiêu thụ năng lượng đến 12,4%. Công nghệ này dự kiến sẽ áp dụng tại các cơ sở khác của họ ở Hàn Quốc, Mỹ và Đông Nam Á.

Tháng 9 vừa qua, Tập đoàn Samsung công bố chiến lược bao gồm các cam kết để đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. 

Song song đó là kế hoạch gia tăng sử dụng năng lượng tái tạo, đầu tư và nghiên cứu phát triển công nghệ mới cho các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, tăng cường tái sử dụng nước và phát triển công nghệ thu giữ carbon.

Đạt mức phát thải carbon bằng 0

Trong đó, Samsung đặt mục tiêu trọng tâm là đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 trong tất cả các hoạt động của bộ phận Trải nghiệm thiết bị điện tử (DX) vào năm 2030, và tất cả hoạt động trên toàn cầu của công ty, gồm cả bộ phận Giải pháp thiết bị (DS) vào năm 2050. 

Mức carbon phát thải trực tiếp và gián tiếp bằng 0 dự kiến sẽ tương ứng với mức giảm 17 triệu tấn khí carbon dioxide (CO2e).

Để thực hiện mục tiêu này, Samsung Electronics cho biết sẽ đầu tư hơn 7.000 tỉ won thực hiện các sáng kiến môi trường đến năm 2030, bao gồm các hành động giảm thiểu quá trình xử lý khí, tiết kiệm nước, mở rộng thu gom rác thải điện tử và giảm thiểu chất ô nhiễm. 

Theo đó, công ty đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ tiên tiến cho các cơ sở xử lý để giảm lượng khí thải carbon. 

Doanh nghiệp này còn có kế hoạch phát triển các công nghệ mới giúp rút gọn quy trình xử lý khí gas - một sản phẩm phụ của quá trình sản xuất chất bán dẫn - và lắp đặt các cơ sở xử lý này vào các dây chuyền sản xuất chất bán dẫn trong năm 2030. 

Bên cạnh đó, Samsung Electronics sẽ tiếp tục mở rộng các cơ sở sử dụng nhiệt thải, bắt đầu giới thiệu các nguồn nhiệt điện, để hạn chế việc sử dụng nồi hơi.

Cam kết về môi trường của gã khổng lồ công nghệ này còn có việc tăng cường quá trình luân chuyển nguồn tài nguyên trong suốt vòng đời sản phẩm, từ khâu tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô, đến tái chế và thải bỏ. 

Kế hoạch toàn diện này cũng nêu lên chi tiết về các khoản đầu tư vào công nghệ mới nhằm giảm lượng khí thải từ quá trình xử lý khí, cũng như giảm tiêu thụ điện năng trong các sản phẩm tiêu dùng. Thêm vào đó, công ty đang dốc sức tìm ra các công nghệ thu giữ và sử dụng carbon để giải quyết các chất dạng hạt có hại trong không khí.

"Khủng hoảng khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta. Hậu quả của việc ngồi yên và không hành động sẽ rất khôn lường, vì thế cần sự chung tay góp sức của mỗi người, từ doanh nghiệp đến các tổ chức chính phủ. 

Samsung hiện đang ứng phó với các mối đe dọa của biến đổi khí hậu bằng một kế hoạch toàn diện, trong đó bao gồm các sáng kiến giảm thiểu khí thải, các hành động thiết thực mang tính bền vững, các công nghệ, sản phẩm cải tiến thân thiện hơn với hành tinh của chúng ta", ông Jong Hee Han, phó chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Samsung Electronics, cho biết.

Tiết kiệm năng lượng 12,4%

Tại Việt Nam hiện nay, Samsung cho biết đã triển khai hệ thống giám sát và môi trường kiểm soát chủ động dựa trên IoT trong hệ thống HVAC (sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí) tại cơ sở làm việc ở TP.HCM. 

Từ đó, họ phát triển thuật toán tiết kiệm năng lượng dựa trên điều kiện khí hậu ngoài trời, tải HVAC và công suất thiết bị, cho phép kiểm soát hoạt động tối ưu của thiết bị cơ sở hạ tầng. 

Kết quả là Samsung Electronics tại TP.HCM đã giảm tiêu thụ năng lượng 12,4%. Công nghệ này dự kiến sẽ được áp dụng tại các cơ sở khác của Samsung ở Hàn Quốc, Mỹ và Đông Nam Á.

Hay tại tổ hợp Samsung ở tỉnh Thái Nguyên, công ty này đang triển khai dự án xây dựng hệ thống xử lý rác thải và chuyển đổi rác thải thành năng lượng tái tạo. 

Khi đi vào hoạt động, hệ thống sẽ giúp tổ hợp Samsung xử lý chất thải công nghiệp từ năm pháp nhân thuộc Tập đoàn Samsung, qua đó góp phần hiệu quả vào công tác xử lý môi trường tại tỉnh Thái Nguyên…

Trước đó, "gã khổng lồ" công nghệ của Hàn Quốc cũng đã gia nhập sáng kiến RE100, một sáng kiến toàn cầu cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo. 

Theo đó, trong vòng 5 năm tới, tất cả các thị trường quốc tế nơi công ty đang hoạt động bên ngoài Hàn Quốc sẽ sử dụng bằng năng lượng tái tạo. 

Các phương pháp tìm nguồn cung ứng năng lượng tái tạo của công ty bao gồm, nhưng không giới hạn, ký kết các thỏa thuận mua bán điện (PPA), mua chứng chỉ năng lượng tái tạo và tham gia vào các chương trình định giá xanh.

Mục tiêu kết hợp sử dụng điện từ năng lượng tái tạo sẽ triển khai vào năm 2022 đối với khu vực Tây Nam Á và Việt Nam; năm 2025 đối với Trung và Mỹ Latin; và năm 2027 cho Đông Nam Á, CIS và châu Phi. 

Tại Hoa Kỳ, Trung Quốc và châu Âu, những quốc gia đã kết hợp việc sử dụng năng lượng điện từ năng lượng tái tạo, Samsung cũng cho biết đã có kế hoạch tiến tới mở rộng các thỏa thuận mua bán năng lượng tái tạo (PPA).

Link gốc


Theo https://tuoitre.vn/

Share

Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh kiểm tra công trình cấp điện cho Côn Đảo

Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh kiểm tra công trình cấp điện cho Côn Đảo

Ngày 15/7, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Tài Anh cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra hiện trường thi công công trình cấp điện từ lưới điện quốc gia cho Côn Đảo, Thành phố Hồ Chí Minh (trước là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).


Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh kiểm tra công trình cấp điện cho Côn Đảo

Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh kiểm tra công trình cấp điện cho Côn Đảo

Ngày 15/7, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Tài Anh cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra hiện trường thi công công trình cấp điện từ lưới điện quốc gia cho Côn Đảo, Thành phố Hồ Chí Minh (trước là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).


Mở cửa xả đáy thứ 2 hồ thủy điện Hòa Bình vào hồi 15h ngày 15/7/2025

Mở cửa xả đáy thứ 2 hồ thủy điện Hòa Bình vào hồi 15h ngày 15/7/2025

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có Công điện số 4398/CĐ-BNNMT ngày 159/7/2025, điện Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình về việc mở cửa xả đáy thứ 2 hồ thuỷ điện Hòa Bình vào hồi 15h00 ngày 15/7/2025.


Gắn biển phần mềm “Sổ tay Đảng viên điện tử và quản lý cán bộ đảng viên” – sản phẩm chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ EVN lần IV

Gắn biển phần mềm “Sổ tay Đảng viên điện tử và quản lý cán bộ đảng viên” – sản phẩm chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ EVN lần IV

Ngày 15/7, tại Hà Nội, Đảng ủy Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin (EVNICT) tổ chức Lễ gắn biển sản phẩm chào mừng Đại hội Đảng bộ EVN lần IV, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Phần mềm “Sổ tay Đảng viên điện tử và quản lý cán bộ đảng viên”.


Điện mặt trời mái nhà: Giải pháp tiết kiệm hiệu quả cho khách hàng miền Bắc

Điện mặt trời mái nhà: Giải pháp tiết kiệm hiệu quả cho khách hàng miền Bắc

Điện mặt trời mái nhà theo mô hình tự sản xuất - tự tiêu thụ đã và đang trở thành một giải pháp năng lượng chủ động đối với người dân, doanh nghiệp tại các tỉnh, thành miền Bắc. Không chỉ giúp giảm hóa đơn tiền điện, mô hình này còn góp phần giảm tải cho hệ thống điện quốc gia, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và chuyển dịch năng lượng xanh.