Ảnh minh họa
|
Để giảm lượng khí thải nhà kính và đáp ứng các mục tiêu về biến đổi khí hậu, các quốc gia đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch như than đá và khí đốt tự nhiên.
Vào năm ngoái, tại hội nghị về khí hậu của Liên hợp quốc cũng đặt mục tiêu tăng gấp ba công suất năng lượng tái tạo trên toàn cầu vào năm 2030 và lắp đặt ít nhất 11.090GW vào cuối thập kỷ này.
Theo số liệu của báo cáo cho thấy công suất điện tái tạo mới đạt mức kỷ lục 473GW vào năm 2023. 81% các dự án quy mô mới được đưa vào vận hành, có chi phí thấp hơn so với sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Báo cáo cho biết thêm rằng điều này xảy ra bất chấp thực tế là giá nhiên liệu hóa thạch đã quay trở lại mức gần với chi phí cũ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2022.
Năm 2023, chi phí trung bình toàn cầu cho điện được tạo ra bởi các nguồn năng lượng tái tạo mới đưa vào vận hành trên tất cả các công nghệ sẽ thấp hơn so với năm trước, bao gồm điện mặt trời, điện gió trên bờ, điện gió ngoài khơi, điện mặt trời tập trung và thủy điện.
Năng lượng tái tạo vẫn có giá cạnh tranh so với nhiên liệu hóa thạch. Năng lượng tái tạo đã tăng tốc nhờ vào các chính sách dài hạn, dẫn đến cải tiến công nghệ và giảm chi phí.