Thầy hiệu trưởng giúp trường học tiết kiệm điện, nước nhờ áp dụng công nghệ thông minh

15:00, 28/03/2024

Với dự án khoa học công nghệ “Ứng dụng công nghệ thông minh, tự động hóa việc đóng/mở nước cho toàn trường và đóng/mở điện tại các phòng học của trường”, thầy Phan Hữu Tùng, Hiệu trưởng trường Tiểu học số 1 Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên- Huế) đã góp phần loại bỏ được khả năng rò rỉ nước, tiêu hao điện không mong muốn, tăng tuổi thọ và bảo vệ được các thiết bị điện, qua đó giảm được kinh phí chi trả điện, nước hàng năm cho nhà trường.

Chia sẻ về lý do thực hiện dự án này, thầy Tùng cho biết, trường học là nơi sử dụng hệ thống điện, nước khá lớn và theo một khung thời gian nhất định trong ngày; mặt khác lứa tuổi học trò thường hiếu động, thiếu tập trung, hay quên, thiếu ý thức tiết kiệm sau khi sử dụng. Từ đó, khả năng tiêu hao do rò rỉ, lãng phí điện và nước là rất cao, tốn kém kinh phí.

“Và trên thực tế hiện nay, chưa có trường học nào ứng dụng công nghệ, ứng dụng các thiết bị thông minh để quản lí, theo dõi nhằm giảm thiểu khả năng tiêu hao điện nước. Mỗi ngày tiêu hao một ít, mỗi tháng tiêu hao một ít, cộng lại cả năm thì không phải là một ít. Chính vì vậy, bản thân tôi đã lựa chọn các ứng dụng để quản lí tự động hóa việc đóng mở nước và đóng mở điện của tất cả các phòng học của trường qua đó loại bỏ khả năng tiêu hao, lãng phí điện nước, tiết kiệm ngân sách nhà nước”, thầy Tùng nói.

Theo đó, về ứng dụng đóng/mở nước tự động gồm 1 hệ thống và 3 phần: van khóa nước, công tắc thông minh và phần mềm ứng dụng, lịch trình tự động đóng/mở nước; thầy Tùng sử dụng 1 van bi điện (loại thường đóng) và 1 công tắc (loại 1 kênh 500W) để tự động hóa việc đóng mở nước của trường. Còn về ứng dụng đóng/mở điện tại các phòng học, mỗi phòng sử dụng 1 Aptomat thông minh (loại có chức năng đo điện năng tiêu thụ) và sử dụng App Hunonic của nhà sản xuất thiết bị thông minh để tự động hóa quá trình đóng mở điện, nước theo các khung thời gian nhất định. Tất cả đều được cài đặt trên điện thoại thông minh của thầy Tùng và chia sẻ cho các giáo viên có liên quan trong nhà trường để quản lí, theo dõi và sử dụng.

Sau khi hoàn thành phần lắp đặt thiết bị và đưa vào sử dụng từ tháng 8/2023, trường Tiểu học số 1 Phú Bài đã phát hành tài liệu, tổ chức tập huấn triển khai đến toàn thể đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Đối với hệ thống tự động hóa đóng/mở điện: Mỗi phòng học có tối thiểu 3 người quản lí, sử dụng gồm hiệu trưởng, nhân viên bảo vệ và 1 giáo viên chủ nhiệm. Đối với hệ thống đóng/mở nước tự động chỉ có hiệu trưởng chia sẻ cho nhân viên bảo vệ cùng quản lí.

“Với kinh phí thực hiện dự án chỉ gần 50 triệu đồng, không đắt và dễ thi công thì qua quá trình sử dụng, nhà trường nhận thấy hiệu quả rõ rệt khi mỗi tháng đã tiết kiệm từ 300 – 400 nghìn đồng tiền điện và 500 – 600 nghìn đồng tiền nước. Riêng phần điện đã được Điện lực thị xã Hương Thủy đánh giá cao về sự an toàn và tiết kiệm. Ngoài ra, ứng dụng giúp tự động ngắt điện khi có các sự cố xảy ra, đảm bảo an toàn cháy nổ, tăng tuổi thọ cho các thiết bị điện. Tôi nghĩ 100 % các trường học đều có thể ứng dụng dự án đặc biệt là các trường tiểu học để tiết kiệm ngân sách, phù hợp với thời đại công nghệ 4.0”, thầy Tùng chia sẻ.

Được biết, dự án cấp cơ sở này đã được hội đồng khoa học thị xã Hương Thủy đánh giá xuất sắc. Ông Nguyễn Quang Bình, Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Hương Thủy cho rằng, dự án góp phần thay đổi, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh về ứng dụng khoa học, công nghệ trong giảng dạy, học tập và trong cuộc sống; góp phần xây dựng trường học thông minh. Thời gian tới, các ngành liên quan sẽ tiếp tục đánh giá hiệu quả dự án để nhân rộng mô hình này đến tất cả các trường học trên địa bàn.

Thầy Phan Hữu Tùng từng đạt giải khuyến khích Hội thi Sáng tạo kĩ thuật toàn quốc năm 2015 và được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng lao động sáng tạo; đạt 1 giải ba và 2 giải khuyến khích Hội thi sáng tạo kĩ thuật cấp tỉnh năm 2015, cùng với đó là nhiều giải thưởng khác...

Link gốc


Theo baotainguyenmoitruong.vn

Share

Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN Đặng Hoàng An làm việc với Tập đoàn LS Electric (Hàn Quốc)

Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN Đặng Hoàng An làm việc với Tập đoàn LS Electric (Hàn Quốc)

Chiều 14/7, tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đặng Hoàng An đã tiếp và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn LS Electric (Hàn Quốc) nhằm trao đổi về các định hướng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng.


Dự án cấp điện cho Côn Đảo: Phấn đấu hoàn thành dựng cột trên biển trước ngày 20/8

Dự án cấp điện cho Côn Đảo: Phấn đấu hoàn thành dựng cột trên biển trước ngày 20/8

Theo Ban Quản lý dự án Điện 3 (EVNPMB), tiến độ thi công dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho Côn Đảo đang được kiểm soát chặt chẽ, thực hiện khẩn trương, trong đó nhiều gói thầu thi công đồng loạt cả ở đất liền, trên biển và tại Côn Đảo.


EVNICT và KEPCO KDN ký kết thỏa thuận hợp tác

EVNICT và KEPCO KDN ký kết thỏa thuận hợp tác

Ngày 14/7/2025, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác (MOU) giữa Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin (EVNICT) và Công ty mạng lưới dữ liệu Điện lực Hàn Quốc (KEPCO KDN).


Mở 01 cửa xả đáy hồ Thủy điện Tuyên Quang từ 14h ngày 14/7/2025

Mở 01 cửa xả đáy hồ Thủy điện Tuyên Quang từ 14h ngày 14/7/2025

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có Công điện số 4349/CĐ-BNNMT ngày 14/7/2025, điện Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang về việc mở 01 cửa xả đáy hồ thuỷ điện Tuyên Quang vào hồi 14h00 ngày 14/7/2025.


Hình ảnh dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên chạy đua về đích

Hình ảnh dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên chạy đua về đích

Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên bước vào giai đoạn thi công cao điểm, toàn tuyến khẩn trương bám tiến độ, quyết về đích đúng hẹn trong mọi điều kiện.