Thiết bị sưởi trong phòng tắm: Halogen hay hồng ngoại?

Đây là vấn đề được nhiều người tiêu dùng băn khoăn, bởi trên thị trường hiện nay, đèn sưởi halogen và đèn sưởi hồng ngoại đều được sử dụng khá phổ biến. Mỗi sản phẩm có những ưu điểm, nhược điểm riêng nên người tiêu dùng cần lưu ý trước khi chọn mua.

Theo Tiến sĩ Trần Văn Thịnh, Bộ môn Thiết bị điện - Điện tử, Khoa Điện, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đèn sưởi halogen chủ yếu được sử dụng trong môi trường khô ráo nên thường chỉ dùng khi tắm cho trẻ em (tắm bằng chậu và để đèn ở khoảng cách đủ an toàn). Trong khi đó, đèn sưởi hồng ngoại được thiết kế chuyên để lắp đặt và sử dụng trong nhà tắm. 

Mặc dù đều có chức năng tỏa nhiệt làm ấm môi trường xung quanh, nhưng điều kiện không gian để sử dụng đèn sưởi nhà tắm hồng ngoại và đèn sưởi halogen lại khác nhau. “Dù sử dụng thiết bị nào thì tiêu chí đầu tiên phải an toàn, tức là không chạm trực tiếp vào điện, không gây cháy... sau đó mới tới tiêu chí tiết kiệm điện hay tính thẩm mỹ, phù hợp diện tích gia đình” - Tiến sĩ Trần Văn Thịnh khẳng định. 

Người tiêu dùng có thể xem xét một số tiêu chí sau để lựa chọn thiết bị sưởi phù hợp cho phòng tắm gia đình mình: 

Tiêu chí

Đèn sưởi halogen

Đèn sưởi hồng ngoại

Cấu tạo

- Gồm 2 - 5 bóng đèn chứa khí halogen (một hợp chất của argon và nito) để chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng

- Lớp vỏ bằng nhựa chịu nhiệt, chân đế, nút điều chỉnh nhiệt lượng.

- Mỗi đèn có công suất từ 1.000 -  2.000 W.

 

- Gồm dây tóc và lớp vỏ (thủy tinh, hoặc chất liệu đặc biệt khác) bao quanh khoảng chân không xung quanh dây tóc.

- Mỗi đèn có công suất 275W.

 

Nguyên lý sử dụng

- Làm nóng không khí bằng việc đốt cháy oxy và tạo ra hơi nóng.

- Thời gian làm ấm từ 5 - 10 phút.

- Đốt nóng dây tóc và tạo nhiệt nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến lượng oxy trong không khí (vì dây tóc đặt trong môi trường chân không).

- Thời gian làm ấm chỉ khoảng 30 giây.

Lưu ý khi sử dụng

- Phải bật liên tục khi tắm.

- Bật khoảng 5 phút, đủ tắm trong khoảng 15 phút.

Độ bền và Giá cả

- Độ bền thấp (khoảng 1 năm).

- Giá từ 400 - 600 nghìn đồng.

  • Độ bền cao (khoảng 5 năm).
  • Giá từ 1  – 2 triệu đồng.

Ưu điểm

- Kích thước nhỏ gọn.

- Có chế độ chọn bóng đèn để điều chỉnh hơi nóng theo nhu cầu.

- Có chức năng tự ngắt điện khi bị nghiêng, đổ.

- Có chế độ bảo vệ khi quá nhiệt.

- Một số đèn có tích hợp chức năng phun sương để tạo độ ẩm.

- Có thể di động.

 

 

- Sử dụng tia sáng hồng ngoại, nên không gây hại cho da, tốt cho sức khỏe người già và trẻ nhỏ.

- Có khả năng chống nước.

- Thiết kế sang trọng thích hợp với nhiều không gian.

- Tiết kiệm điện do thời gian nóng nhanh và giữ nhiệt lâu.

 

Nhược điểm

  • Tiềm ẩn nguy cơ gây bỏng khi chạm vào đèn trong quá trình sử dụng, đặc biệt trong không gian hẹp như phòng tắm.
  • Tạo ra sức nóng bằng chính oxy, nên gây khô da.
  • Khả năng cách điện kém.
  • Tốn điện do thời gian làm nóng lâu và giữ nhiệt thấp.

- Không phù hợp khi sử dụng ban đêm vì đèn phát ra ánh sáng gây chói mắt.

- Phải lắp đặt cố định trên tường.

 


  • 13/12/2016 09:30
  • Theo TCĐL Chuyên đề Thế giới điện
  • 34364