'Tổng kết các giải pháp quản lý lưới điện nhằm hỗ trợ vận hành tối ưu nguồn năng lượng tái tạo trong hệ thống điện'

16:48, 26/08/2021

Đây là chủ đề hội thảo trực tuyến diễn ra ngày 26/8, do Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) phối hợp tổ chức.

Hội thảo có sự tham dự của đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại Doanh nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Hội Điện lực, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, các trường đại học, các tổ chức phi chính phủ,...

Các đại biểu tham dự Hội thảo theo hình thức trực tuyến

Tại hội thảo, các nhóm tư vấn và chuyên gia năng lượng phân tích hiện trạng và trình bày những giải pháp nhằm tận dụng và vận hành tối ưu nguồn năng lượng tái tạo trong hệ thống điện Việt Nam. Cụ thể, Việt Nam cần ban hành cơ chế giá FIT thay đổi theo vùng/theo thời gian/theo nhu cầu phụ tải. Cơ chế giá FIT cho toàn quốc hiện nay đang khuyến khích các nhà đầu tư tập trung vào các khu vực thuận lợi về điều kiện tự nhiên, dẫn tới tình trạng nghẽn lưới cục bộ tại một vài khu vực nhất định.

Ngoài ra, khuyến khích nhà đầu tư trang bị các hệ thống tích trữ năng lượng; khuyến khích các giải pháp tự động hóa/số hóa lưới điện; đầu tư lưới điện truyền tải điện một chiều siêu cao áp (HVDC); nâng cấp và mở rộng năng lực truyền tải của lưới điện hiện tại...

Đồng thời, cần ban hành quy định về nguyên tắc thứ tự ưu tiên vận hành nguồn điện năng lượng tái tạo. Hiện nay, các nguồn điện NLTT ở Việt Nam đang được ưu tiên vận hành. Thứ tự ưu tiên này có thể được thay thế bằng các phương pháp hiệu quả hơn, ví dụ như ưu tiên theo chi phí quy dẫn.

Các đại biểu cũng kiến nghị Việt Nam triển khai mô hình nhà máy điện ảo (Virtual Power Plant - VPP): cho phép một nhóm các nhà máy điện phân tán có quy mô nhỏ (bao gồm cả năng lượng tái tạo và năng lượng truyền thống) kết hợp với các phụ tải và hệ thống lưu trữ năng lượng hoạt động thống nhất như một nhà máy điện. Nhà máy điện ảo có thể lưu trữ điện năng khi công suất phát NLTT lớn, qua đó hạn chế cắt giảm nguồn NLTT. Ngược lại, nhà máy điện ảo có thể phát điện năng được lưu trữ để bù cho lưới điện khi đang thiếu nguồn.

 


Mai Hương

Share

Đảm bảo nguồn cung than cho các nhà máy nhiệt điện trong EVN 6 tháng cuối năm

Đảm bảo nguồn cung than cho các nhà máy nhiệt điện trong EVN 6 tháng cuối năm

Ngày 11/7, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) họp bàn về kế hoạch cung cấp than cho sản xuất điện 6 tháng cuối năm 2025.


EVNCPC đảm bảo điện phục vụ phát triển đặc khu Cồn Cỏ mạnh về kinh tế, vững về quốc phòng, an ninh

EVNCPC đảm bảo điện phục vụ phát triển đặc khu Cồn Cỏ mạnh về kinh tế, vững về quốc phòng, an ninh

Đó là thông tin được Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) Nguyễn Thanh khẳng định trong chương trình làm việc của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Ngọc Quang tại đặc khu Cồn Cỏ, ngày 10/7.


EVNSPC đóng điện 72 công trình 110kV trong nửa đầu năm

EVNSPC đóng điện 72 công trình 110kV trong nửa đầu năm

Hoàn thành đóng điện 72 công trình 110kV là một kết quả nổi bật về công tác đầu tư xây dựng của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) trong 6 tháng vừa qua.


Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Đề án "Tuyên truyền về chủ trương và nhiệm vụ phát triển điện hạt nhân" làm việc với EVN

Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Đề án "Tuyên truyền về chủ trương và nhiệm vụ phát triển điện hạt nhân" làm việc với EVN

Sáng 11/7, tại Hà Nội, đoàn công tác Ban Chỉ đạo Đề án "Tuyên truyền về chủ trương và nhiệm vụ phát triển điện hạt nhân" do đồng chí Huỳnh Thành Đạt - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).


Đề cương tuyên truyền kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Đề cương tuyên truyền kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa ban hành công văn số 2537-CV/ĐU ngày 09/7/2025 về việc tuyên truyền kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.