Được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2011, "Tư duy nhanh và chậm" được viết bởi Daniel Kahneman, một giáo sư người Israel đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2002.
Cuốn sách "Tư duy nhanh và chậm" của nhà kinh tế học Daniel Kahneman.
|
Trong cuốn sách, Kahneman trình bày về hai hệ thống tư duy của con người: tư duy nhanh và tư duy chậm. Tư duy nhanh là quá trình tư duy tự động và không cần suy nghĩ nhiều, trong khi tư duy chậm là quá trình tư duy chậm hơn, cần phải suy nghĩ và phân tích kỹ lưỡng hơn.
Tác giả cũng giải thích rằng tư duy nhanh thường dựa trên những định kiến và thông tin cũ đã được lưu trữ trong bộ nhớ tiềm thức của con người, trong khi tư duy chậm cần sự tập trung và nỗ lực để phân tích và xử lý thông tin mới.
Cuốn sách cũng trình bày những bài học quý giá về cách chúng ta đánh giá và quyết định trong cuộc sống, cũng như các sai lầm phổ biến trong tư duy của con người. Ngoài ra, Kahneman cũng đưa ra những ví dụ minh họa thực tế và các nghiên cứu khoa học để giúp người đọc hiểu rõ hơn về các khía cạnh khác nhau của tư duy nhanh và chậm.
Đến với cuốn sách chúng ta sẽ cùng nhau bàn luận và tìm hiểu về các chủ đề:
- Về hai tâm trí: hành vi của chúng ta được điều khiển bởi hai hệ thống khác nhau - một cái tự động và một cái hay suy xét.
- Hệ thống lười biếng: tính chây ì có thể dẫn đến sai lầm và tác động đến trí tuệ.
- Lái tự động: tại sao chúng ta không phải lúc nào cũng kiểm soát có ý thức các suy nghĩ và hành động của mình.
- Phán đoán nhanh: Tâm trí lựa chọn nhanh như thế nào, kể cả khi nó chưa có đủ thông tin để đưa ra một quyết định lý trí.
- Suy nghiệm: Tâm trí sử dụng những lối tắt để ra quyết định nhanh như thế nào.
- Ghét con số: Tại sao chúng ta vật lộn để hiểu thống kê và phạm sai lầm có thể tránh được chỉ vì nó.
- Bất hảo trong quá khứ: Tại sao ta nhớ những sự kiện từ nhận thức muộn (hindsight) chứ không phải từ trải nghiệm.
- Sức mạnh ý chí: điều chỉnh sự tập trung của tâm trí có thể tác động đáng kể tới suy nghĩ và hành vi của ta như thế nào.
- Đánh liều: cách xác suất được trình bày như thế nào sẽ ảnh hưởng đến ta đánh giá mức độ rủi ro.
- Không phải Rô bốt: Tại sao con người không quyết định dựa trên tư duy lý trí.
- Trực giác: tại sao thay vì quyết định dựa trên các cân nhắc lý tính, ta thường bị lung lay bởi các yếu tố cảm xúc.
- Hình ảnh sai: tại sao tâm lý lại xây dựng một hình ảnh hoàn chỉnh để giải thích thế giới, nhưng chúng thường dẫn đến tự tin thái quá và sai lầm
Phần cuối của cuốn sách, tác giả đưa ra những phương án chúng ta có thể áp dụng để hạn chế những lỗi tư duy thông thường. Đầu tiên là tận dụng phương án dự đoán theo lớp tham chiếu. Tức là, thay vì dự đoán dựa trên những hình ảnh tâm trí chung chung, ta hãy sử dụng những dữ liệu lịch sử để đưa ra phán đoán có căn cứ.
Thứ hai, bạn có thể áp dụng chiến lược phòng thân dài hạn, nghĩa là lên kế hoạch cho những dự đoán đúng và sai. Sự chuẩn bị và bảo vệ sẽ giúp chúng ta hạn chế những ảnh hưởng của quyết định sai lầm.
Dù được nhận xét là một cuốn sách về khoa học thần kinh thú vị với nhiều ví dụ minh hoạ gần gũi và dễ hiểu, cuốn sách này vẫn là một thử thách khó nhằn bởi tác giả cung cấp nhiều nghiên cứu khoa học có mức độ phức tạp nhất định. Sách sẽ thách thức những quan niệm về tư duy cũ, giúp chúng ta thấu hiểu những người xung quanh và hiểu hơn cả về chính mình.
Cuốn sách "Tư duy nhanh và chậm" đã đạt được nhiều giải thưởng danh giá như sách khoa học hay nhất của Viện khoa học quốc gia năm 2012 hay Sách hay nhất năm 2011 do tờ New York Times bình chọn.
Link gốc