Vệ sinh cây nước nóng lạnh:
Sau một thời gian sử dụng, cây nước nóng lạnh bị bám bẩn và đóng cặn, dẫn đến hoạt động kém hiệu quả và chất lượng nước uống không đảm bảo. Vì vậy, vệ sinh cây nước nóng lạnh cần được tiến hành thường xuyên, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
- Trước khi tiến hành vệ sinh, phải rút phích cắm ra khỏi nguồn điện.
- Xả hết lượng nước trong bình.
Ảnh minh họa
|
- Tháo rời từng bộ phận: Gen đậy trên miệng nắp bình, khay chứa nước thừa, đĩa chia nước... Sau đó, tiến hành vệ sinh các bộ phận này bằng khăn mềm, sạch. Không dùng các chất tẩy rửa mạnh vì có thể bào mòn, làm hư hại các bộ phận của máy, đặc biệt là có thể gây độc nước uống.
- Sử dụng dụng cụ vệ sinh chuyên dụng làm sạch các cặn vôi hóa trong các khe nhỏ ở bồn nước và hai vòi nước. Tuyệt đối không dùng các vật sắc nhọn cậy các chỗ vôi hóa.
- Sử dụng nước sạch rửa nhiều lần bồn nóng, bồn lạnh; đồng thời lắp lại các bộ phận như ban đầu.
- Vệ sinh vỏ ngoài cây nước bằng khăn mềm và sạch.
- Sử dụng khăn khô, sạch lau bụi bẩn trên tụ điện.
- Gắn khay xả vào và đưa cây nước nóng lạnh về vị trí ban đầu.
- Sau khi vệ sinh khoảng 30 phút, đặt bình nước tinh khiết lên máy và tiến hành cắm điện, để bình nóng lạnh hoạt động bình thường.
Lưu ý, không nên cắm điện ngay sau khi vệ sinh cây nước nóng lạnh, vì bên trong máy có hệ thống làm lạnh giống như tủ lạnh nên dễ bị sốc sau khi vận chuyển.
Giải pháp bảo quản, tăng tuổi thọ cây nước nóng lạnh:
- Cần phải có dây tiếp đất, tránh rò rỉ điện.
- Để ở nơi thông thoáng, tránh nhiệt độ cao, hoặc bị ảnh hưởng do mưa, gió và ánh nắng mặt trời.
- Không cắm chung ổ điện với các thiết bị điện khác, tránh chập cháy.
- Sử dụng loại nước uống tinh khiết có chất lượng, tránh loại nước vẩn đục, có chứa tạp chất.
- Tránh làm cho nước tràn ra bề mặt của cây nước trong quá trình sử dụng.
- Ngắt nguồn điện thiết bị khi: Không sử dụng; hết nước.
- Bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, đúng cách.
|