Page 106 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 106

- Tác hại đến sức khỏe tình dục: rượu, bia gây nên các tình trạng:
                             + Làm giảm testosterone: rượu bia làm giảm nồng độ testosterone nên

                     giảm ham muốn tình dục, giảm số lượng và chất lượng của tinh trùng.
                             + Ức chế chức năng của tinh hoàn: rượu làm ức chế chức năng của tinh

                     hoàn và ngăn không cho tinh trùng phát triển đúng cách, làm giảm khả năng di
                     chuyển của tinh trùng về phía trứng. Tác hại của rượu, bia cũng ngăn chặn gan
                     chuyển hóa vitamin A11, một loại vitamin cần thiết để cho tinh trùng phát triển.

                             - Phụ nữ mang thai uống rượu có thể sinh non, ảnh hưởng đến sức khỏe
                     và tâm thần của con khi ra đời, thậm chí có thể sinh ra những đứa trẻ bị dị tật. Ảnh
                     hưởng do rượu sẽ kéo dài đến những thế hệ sau nếu cả cha mẹ đều uống rượu khi
                     thụ thai.

                            Ngoài ra, tệ nạn uống rượu còn là mối quan tâm chung của toàn xã hội.
                     Rượu là nguyên nhân làm giảm năng suất lao động, gây ra các tệ nạn xã hội, bạo
                     lực, gia đình tan vỡ, con cái hư hỏng, tai nạn giao thông và rất nhiều tệ nạn xã hội

                     khác xuất phát từ rượu.
                     3.11. Basedow

                     3.11.1. Định nghĩa và yếu tố nguy cơ

                            - Bệnh Basedow còn có nhiều tên gọi khác như: bệnh Graves, bệnh bướu

                     giáp lan toả nhiễm độc.
                            - Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tăng chức năng và phì đại lan toả tuyến giáp.
                     Tế  bào  tuyến  giáp  sản  xuất  hormon  tuyến  giáp  Triiodothyronine  (T3)  và

                     Thyrôxyne (T4) quá mức dẫn đến hiện tượng gia tăng nồng độ hormon lưu hành
                     trong máu gây nên các triệu chứng lâm sàng ở các mức độ khác nhau. Basedow
                     có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả tuổi sơ sinh nhưng phổ biến nhất ở độ tuổi 20-40,

                     bệnh mắc cả hai giới ưu thế hơn ở nữ, tỷ lệ nữ/nam là xấp xỉ 8/1.
                            - Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên ngày nay, nhiều tác giả thừa
                     nhận Basesow là một bệnh lý tự miễn dịch do xuất hiện kháng thể kháng thụ thể

                     TSH (TSH receptor antibody -TRAb) xuất hiện trong máu.
                            - Có một số yếu tố được cho là có thể khởi động quá trình đáp ứng miễn

                     dịch của bệnh Basedow là:
                            + Có thai và giai đoạn sau đẻ;

                            + Ăn quá nhiều iod, đặc biệt là tại những vùng thiếu iod;
                            + Nhiễm vi khuẩn hoặc virus;

                            + Ngừng điều trị corticoid;

                            + Các nguyên nhân gây ra stress cấp tính hoặc sau một sang chấn tâm lý.

                     3.11.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

                                                                 88
   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111