Page 101 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 101
- Thuốc giảm lipid máu:
Thay đổi lối sống sau 2-3 tháng mà không đem lại hiệu quả như mong muốn
thì chỉ định điều trị với các loại thuốc hạ lipid máu:
+ Nhóm statin (HMG-CoA reductase inhibitors);
+ Nhóm fibrate;
+ Nhóm acid Nicotinic (Niacin, vitamin PP);
+ Nhóm Resin (Bile acid sequestrants);
+ Ezetimibe;
+ Omega 3 (Fish Oils);
Chú ý:
Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu đều chuyển hóa qua gan. Do vậy trong
thời gian sử dụng thuốc hạ lipid máu, cần cho các thuốc hỗ trợ và bảo vệ tế bào
gan.
3.10. Rượu bia, thuốc lá và sức khỏe
3.10.1. Thuốc lá
Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, tỷ lệ người hút thuốc lá
đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, nhưng đa số là do
sự hiểu biết một cách cụ thể về tác hại của khói thuốc lá còn hạn chế, kiến thức
chưa đầy đủ. Điều đó xuất phát từ việc thiếu các biện pháp tuyên truyền giáo dục
về thuốc lá và tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người.
Trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại
có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Khi hút thuốc
lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu,
tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh như: rụng
tóc, đục thủy tinh thể, da nhăn, giảm thính lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính, loãng xương, bệnh tim mạch, vàng móng tay, bệnh vảy nến,
viêm tắc mạch máu, ung thư phổi và các cơ quan khác như: mũi, miệng, lưỡi,
tuyến nước bọt, họng, thanh quản, thực quản, thận, tụy…
Ngoài ra hút thuốc lá còn làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ
dẫn đến vô sinh ở nam giới; tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt,
ung thư vú, đối với phụ nữ; dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh
dưỡng đối với trẻ em.
a) Một số thành phần độc hại trong thuốc lá
- Nicotine
83