Page 104 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 104

Hút thuốc làm tăng nguy cơ bị bất lực ở nam giới bởi vì tác động đến lượng
                     máu cần thiết cung cấp để làm dãn dương vật trong sự cường dương.

                            Một công trình nghiên cứu trên 2.000 người đàn ông ở Mỹ trong độ tuổi từ
                     40 – 79 cho thấy người hút thuốc lá hầu như đều bị rối loạn cường dương.

                            + Mãn kinh sớm
                            Một công trình nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa phụ nữ hút thuốc
                     và tình trạng mãn kinh sớm. Theo khảo sát cho thấy những người này mãn kinh

                     sớm 1 năm so với bình thường.
                            3.10.2. Rượu, bia

                            Uống nhiều rượu sẽ có hại cho sức khỏe, chẳng những gây hại cho bản thân,
                     rượu còn gây tổn hại về nhiều mặt vật chất, tình cảm với mọi người xung quanh.
                     Ngày nay các nhà khoa học đã tìm ra nhiều bằng chứng chứng minh rằng nếu

                     uống quá nhiều rượu sẽ tổn hại đến nhiều cơ quan trong cơ thể con người từ hệ
                     thần kinh, hệ tim mạch, hệ nội tiết, đặc biệt là hệ tiêu hóa gan mật.

                            a) Định nghĩa
                            Rượu là các loại thức uống có chứa cồn được chế biến dưới nhiều dạng
                     khác nhau: bia, rượu đế, rượu nếp than, rượu thuốc, các loại rượu đóng chai trong

                     và ngoài nước…Về mặt khoa học rượu là một dung dịch gồm nước và cồn (trong
                     đó cồn chiếm từ 1% đến 50% tính theo thể tích). Ngoài các thành phần chính trên,
                     rượu còn chứa một lượng nhỏ các chất riêng biệt nhằm tạo nên màu sắc và hương
                     vị đặc thù riêng cho từng loại. Như vậy thành phần chính và cũng là tác nhân

                     chính gây ra hậu quả tai hại của rượu là cồn Ethylic. Sau khi uống rượu vào cơ
                     thể, sẽ có hai hiện tượng sinh lý cùng xảy ra trong cơ thể, đó là sự hấp thụ rượu
                     vào cơ thể và sự nỗ lực của cơ thể để đào thải rượu ra bên ngoài.

                            b) Quá trình hấp thu rượu vào cơ thể
                            Khi uống rượu vào cơ thể, nó được hấp thu nhanh trực tiếp vào máu với

                     20% hấp thu tại dạ dày và 80% tại ruột non, sau 30-60 phút toàn bộ rượu được
                     hấp thu hết. Tốc độ hấp thu của rượu vào máu sẽ chậm hơn nếu dạ dày có thức
                     ăn, hoặc dạ dày hoàn toàn rỗng. Ngược lại nếu rượu được uống cùng lúc hoặc xen
                     kẽ với các loại thức uống có gas như soda, coca tốc độ hấp thu rượu vào máu sẽ

                     gia tăng và làm người uống sẽ mau say hơn. Sau khi hấp thu, rượu được chuyển
                     hóa chủ yếu tại gan (90%). Một lượng nhỏ rượu còn nguyên dạng (khoảng 5-10%)
                     thải ra ngoài qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu. Mức độ hấp thu rượu vào cơ thể
                     tùy thuộc vào từng loại rượu, nồng độ rượu, lượng thức ăn trong dạ dày, thể trạng

                     người uống…Sau khi được hấp thu, rượu vào máu và phân tán đến khắp các mô
                     tế bào và các cơ quan trong cơ thể.
                            c) Các con đường đào thải rượu ra ngoài cơ thể



                                                                 86
   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109