Page 105 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 105
Cơ thể sẽ bắt đầu hoạt động đào thải rượu ra ngoài cơ thể ngay khi được
hấp thu vào máu. Một phần nhỏ được thải ra qua các đường: tuyến mồ hôi, nước
tiểu, hơi thở (làm cho hơi thở có mùi rượu). Phần lớn số lượng rượu còn lại
(khoảng 90%) sẽ được chuyển hóa ở gan để thành những chất không độc đào thải
ra ngoài cơ thể. Đây chính là khả năng chuyển hóa giải độc rượu của gan. Khi đó
rượu sẽ bị ứ lại trong cơ thể và gây độc cho nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể,
đặc biệt là gan là cơ quan bị ảnh hưởng tác hại nặng nề nhất.
d) Rượu gây tác hại lên các cơ quan của cơ thể
- Tác hại đối với gan: khi rượu, bia vào cơ thể, chỉ khoảng 10% lượng cồn
đào thải qua đường nước tiểu, mồ hôi và hơi thở, 90% còn lại sẽ đến thẳng gan.
Tại đây, chất cồn từ rượu, bia sẽ được gan xử lý, tiến hành quá trình khử độc. Tuy
nhiên khả năng của gan chỉ có hạn, chỉ có thể xử lý một lượng cồn nhất định mỗi
giờ. Nếu nồng độ cồn trong máu càng cao thì thời gian xử lý càng lâu. Khi lượng
cồn vượt quá, tế bào gan hoạt động quá tải, cồn trong rượu chuyển hóa thành
acetaldehyde – chất rất độc không chỉ với gan mà còn cả với thần kinh, thị giác,
dạ dày, đường tiêu hóa, tích tụ lại ở lá gan. Các bệnh chủ yếu về gan mà những
người uống rượu, bia gặp phải là: gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan.
- Tác hại đối với tim: uống quá nhiều rượu, bia thường xuyên, kéo dài có
thể gây ra hiện tượng làm giảm sức co bóp của cơ tim, dẫn đến lưu lượng máu
vận chuyển đi đến các cơ quan trong cơ thể không đều. Là lý do người nghiện
rượu thường bị bệnh cơ tim, có thể gây giãn và chảy xệ cơ tim. Người mắc bệnh
cơ tim thường khó thở, rối loạn nhịp tim, mệt mỏi, gan to và ho dai dẳng.
- Tác hại đối với thận: do rượu, bia có tác dụng lợi tiểu, làm cho thận
không thể điều chỉnh chức năng dòng chảy của chất lỏng cơ thể một các bình
thường, dẫn đến phân phối các ion natri, kali và clorua bị rối loạn, mất cân bằng
điện giải. Uống quá nhiều rượu, bia cũng có thể dẫn đến tăng huyết áp, đây là
nguyên nhân lớn thứ hai gây suy thận.
- Tác hại đối với não: uống rượu làm chậm việc truyền thông tin giữa các
chất dẫn truyền thần kinh não có thể dẫn đến những thay đổi trong hành vi và tâm
trạng của người uống rượu, cụ thể như gây lo lắng, trầm cảm, mất trí nhớ và co
giật.
- Tác hại đối với tuyến tụy: uống bia, rượu quá nhiều có thể làm rối loại
chức năng của tuyến tụy, khiến cho nó tiết ra quá nhiều enzyme bên trong, thay
vì vận chuyển enzyme vào ruột non. Sự tích tụ enzyme trong tuyến tụy cuối cùng
dẫn đến viêm tụy. Viêm tụy có thể diễn biến nhanh và cấp tính các triệu chứng
bao gồm đau bụng, buồn nôn, tăng nhịp tim, tiêu chảy và sốt. Tuy nhiên nó cũng
có thể tấn công tụy có tính chất mãn tính, dẫn đến chức năng tuyến tụy hoạt động
chậm, gây ra bệnh tiểu đường.
87