Page 96 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 96

+ Thuốc chống viêm: mục đích chống viêm, giảm đau trong cơn gút cấp
                     hoặc đợt cấp của gút mạn tính, một số thuốc thường dùng: Colchicin, thuốc kháng
                     viêm không steroid.

                            + Thuốc giảm acid uric máu gồm nhóm ức chế tổng hợp acid uric, thuốc
                     tăng thải acid uric.

                     3.8. Viêm khớp dạng thấp

                     3.8.1. Định nghĩa và nguyên nhân

                            - Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid – RA) là một bệnh lý khớp tự miễn
                     dịch diễn biến mạn tính và tiến triển với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và
                     toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh gây hậu quả nặng nề, cần điều trị tích
                     cực ngay từ đầu với mục đích kiểm soát các đợt tiến triển, tránh tàn phế.

                            - Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh ở
                     gia đình có tiền sử bị viêm khớp dạng thấp thì có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 –

                     3 lần so với các gia đình bình thường khác.
                            - Do virus, vi khuẩn có hại: Các loại virus, vi khuẩn có hại khi xâm nhập
                     vào cơ thể sẽ tạo ra phản ứng viêm tại khớp và gây viêm nhiễm.

                            - Yếu tố cơ giới: Có khoảng 70 – 80% trường hợp mắc viêm khớp dạng
                     thấp là đối tượng nữ giới, đặc biệt là phụ nữ từ độ tuổi 30 trở lên.

                            - Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp do chấn thương: Các tổn thương từ tai
                     nạn, va chạm… nhưng không được điều trị dứt điểm sẽ gây viêm tại khớp.

                     3.8.2. Triệu chứng và tiêu chuẩn chẩn đoán

                            a) Triệu chứng lâm sàng

                            -Viêm khớp:
                            + Khởi phát: 85% bắt đầu từ từ, tăng dần, 15% đột ngột với các dấu viêm cấp;
                     đa số bằng viêm một khớp, đó là một trong các khớp bàn tay (cổ tay, bàn ngón, ngón
                     gần), gối. Kéo dài từ vài tuần đến vài tháng rồi chuyển qua giai đoạn toàn phát.
                            + Toàn phát: Viêm nhiều khớp sớm và hay gặp ở các khớp cổ bàn ngón tay
                     và chân. Có xu hướng lan ra 2 bên và đối xứng. Sưng đau, hạn chế vận động, ít

                     nóng đỏ. Đau tăng nhiều về đêm, cứng khớp buổi sáng. Các ngón tay có hình thoi,
                     nhất là các ngón 2 và ngón 3.
                            -Triệu chứng ngoài khớp:
                            + Toàn thân: Sốt nhẹ, da xanh, ăn ngủ kém, rối loạn thần kinh thực vật.
                            + Biểu hiện cận khớp:
                            Hạt dưới da: Nổi gồ lên khỏi mặt da, chắc, không đau d: 0,5-2cm thường
                     gặp ở trên xương trụ gần khớp khuỷu, trên xương chày gần khớp gối, số lượng từ
                     một đến vài hạt.
                            Da khô teo, phù 1 đoạn chi, hồng ban lòng bàn tay.

                            Teo cơ: rõ rệt ở vùng quanh khớp viêm, viêm gân: hay gặp gân Achille.
                                                                 78
   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101