Page 91 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 91

phát triển), các loại loạn dưỡng mỡ. Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân
                     nặng “nên có” so với chiều cao.

                            Với định nghĩa đơn giản được chấp nhận nhiều nhất thì thừa cân là một tình
                     trạng tăng quá  mức  trọng  lượng  cơ  thể so  với trọng  lượng  chuẩn và béo phì
                     (obesity) là một tình trạng tăng quá mức lượng mỡ cơ thể.

                     3.6.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

                                              Bảng 1. Phân độ béo phì theo BMI

                              Béo phì                      BMI (kg/m )                    Lâm sàng
                                                                         2
                              Tiền béo phì                 25-30                          Béo

                              Độ I                         30-34,99                       Béo phì nhẹ

                              Độ II                        35-39,99                       Béo phì vừa

                              Độ IV                        ≥ 40                           Béo phì nặng


                            Có thể phân độ béo phì dựa theo tỷ lệ vòng bụng (VB)/vòng mông (VM):
                            - VB/VM > 0,9 đối với nam.

                            - VB/VM > 0,85 đối với nữ.

                     3.6.3. Dự phòng và điều trị

                            a) Dự phòng:
                            Những yếu tố có thể thay đổi được mà có ảnh hưởng mạnh đến rối loạn

                     lipid máu của bạn đã được chứng minh rõ là: chế độ ăn uống, cân nặng, tập thể
                     dục, phơi nhiễm (hút) thuốc lá… Do vậy, cần tuân thủ:
                            - Chế độ ăn uống khỏe mạnh, hợp lý:

                            + Chất béo bão hòa (no): thường ở thức ăn nguồn gốc động vật (đặc biệt ở
                     mỡ động vật như thịt bò, mỡ bò, thịt lợn (mỡ), thịt cừu, thịt gia cầm béo, bơ, kem,

                     pho mát... và từ một số thực vật như dừa, sữa dừa, dầu dừa, dầu cọ, hạnh nhân, bơ
                     thực vật.
                            + Chất béo không bão hòa dạng trans (TFA hay trans - fatty acids): Chất

                     mỡ không bão hòa thường tốt hơn cho cơ thể, nhưng có hai dạng theo cấu trúc
                     hóa học là dạng cis và trans. Đa số chất béo không bão hòa tự nhiên là dạng cis.
                     Tuy vậy, dạng trans có thể hình thành trong quá trình chế biến thức ăn, chất béo

                     sẽ bị hydro hóa và thường gặp trong quá trình chiên, rán, margarine. Chất này có
                     thể thấy trong các thịt lợn, bò, bơ béo hoặc gặp trong các thức ăn chế biến sẵn như
                     mì ăn liền (loại có chiên tẩm), các đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng sẵn có chiên rán…
                     TFA cũng được chứng minh là làm tăng lượng cholesterol máu.

                            + Thức ăn có cholesterol: có nguồn gốc từ động vật và có nhiều trong lòng
                     đỏ trứng, phủ tạng động vật.
                                                                 73
   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96