Page 87 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 87
Một số nguyên nhân phổ biến:
- Nhiễm trùng:
+ Helicobacter Pylori (HP);
+ Cytomegalo virus (CMV);
+ Herpes simplex virus (HSV);
- Do thuốc
+ NSAIDs: Melôxycam, Ibuprofen, Aspirin;
+ Corticoid;
+ Hóa chất điều trị ung thư;
- Stress cấp tính…
Chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng
và hình ảnh tổn thương trên nội soi.
3.4.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
a) Triệu chứng lâm sàng
- Trường hợp điển hình: bệnh nhân có các cơn đau khu trú, nóng rát vùng
thượng vị (dưới mũi ức 2 cm), không lan, xuất hiện đều đặn vào một giờ nhất định
sau bữa ăn (1-3 giờ sau ăn với loét dạ dày; 3-5 giờ sau ăn với loét tá tràng). Đau
giảm khi uống sữa hay dùng thuốc antacid, đau tăng với các thức ăn chua, nhiều
axít (dứa, chanh…). Thường tái phát theo chu kỳ, thường vào mùa lạnh.
- Trường hợp không điển hình: đau không liên quan đến bữa ăn, không có
tính chu kỳ hoặc bệnh nhân hoàn toàn có thể không có triệu chứng.
- Ngoài ra bệnh nhân còn có thể có một số triệu chứng khác như: Đầy bụng,
khó tiêu, chướng hơi, buồn nôn hoặc nôn, ợ hơi, ợ chua, sụt cân hoặc tăng cân,
mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
b) Cận lâm sàng
- Nội soi dạ dày tá tràng: Là phương pháp rất có giá trị trong chẩn đoán
- Test xác định H.P: có thể dùng phương pháp xâm nhập hoặc không xâm
nhập để xác định sự có mặt của vi khuẩn HP trong dạ dày tá tràng.
- Thăm dò acid dịch vị dạ dày.
3.4.3. Dự phòng và điều trị
a) Dự phòng
- Tránh dùng thức ăn gây tổn thương niêm mạc dạ dày, tá tràng: rượu bia,
thức ăn có nhiều vị chua như dưa chua, dưa cà muối…, cay như tiêu, ớt, gừng.
Tránh hoạt hóa acid mật: giảm ăn chất béo.
69