Page 86 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 86
(1). Tăng khả năng tiết insulin của tuyến tụy (Insulin nội sinh).
(2). Tăng tính nhạy cảm của các mô ngoại biên với Insulin sinh ra.
(3). Cung cấp Insulin có nguồn gốc từ bên ngoài (Insulin ngoại sinh).
a) Đối với bệnh tiểu đường típ 1: phương pháp điều trị chỉ nhằm mục đích
cung cấp Insulin ngoại sinh, trong khi đó phương pháp điều trị đái tháo đường típ
2 thường bắt đầu với các thuốc hạ đường huyết uống, đơn trị liệu hoặc phối hợp
2 - 3 thuốc, sau đó đến Insulin đơn trị liệu hoặc phối hợp với thuốc hạ đường
huyết.
Việc sử dụng thuốc được đặt ra khi đường huyết ban đầu của bệnh nhân
quá cao hoặc thất bại trong việc kiểm soát đường huyết bằng thay đổi lối sống.
Song song với việc dùng thuốc, người bệnh vẫn luôn phải luôn duy trì chế độ ăn
lành mạnh và tập luyện thể lực thường xuyên.
b) Các phác đồ điều trị đái tháo đường típ 2: đa phần khuyến cáo sử dụng
Metformin (một loại thuốc làm giảm đề kháng Insulin) là lựa chọn điều trị đầu tay
nếu không có chống chỉ định. Khi Metformin đơn trị liệu không đủ để làm giảm
đường huyết về mục tiêu điều trị, bác sĩ sẽ kết hợp thêm thuốc nhóm khác. Các
phối hợp sau đó có thể là một nhóm thuốc viên hạ đường huyết khác hoặc thậm
chí là Insulin tùy theo tình trạng bệnh.
Việc phối hợp thuốc điều trị ở bệnh đái tháo đường típ 2 là điều không thể
tránh khỏi theo thời gian vì càng ngày chức năng tụy tiết Insulin nội sinh càng
giảm, một loại thuốc riêng lẻ không đủ đảm bảo đạt mục tiêu đường huyết.
Có nhiều trường hợp bệnh nhân đái tháo đường típ2 phải chuyển sang chế
độ điều trị hoàn toàn bằng Insulin hoặc phối hợp Insulin với thuốc viên hạ đường
huyết. Bệnh nhân đái tháo đường sử dụng Insulin vẫn có thể sống khỏe mạnh lâu
dài khi đường huyết được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý: mỗi
loại thuốc điều trị đái tháo đường có cơ chế tác dụng riêng, có những tác dụng
phụ khác nhau. Do vậy, người bệnh cần khám bác sĩ theo định kỳ, không tự điều
chỉnh, thay đổi thuốc điều trị khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
3.4. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
3.4.1. Định nghĩa và nguyên nhân
Viêm loét dạ dày - tá tràng là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày - tá tràng bị
tổn thương do sự tấn công của acid và men tiêu hóa làm phá vỡ hàng rào bảo vệ
của niêm mạc dạ dày và tá tràng.
Tại Việt Nam trong những năm gần đây tình trạng người mắc bệnh viêm
loét dạ dày đang có xu hướng trẻ hoá và tăng cao, chiếm đến 11% - 15% dân số.
Trong đó, phát hiện qua nội soi đường tiêu hoá khoảng 31% – 65%. Trong đó tỷ
lệ nhiễm HP chiếm 63% - 94,8%. Mắc bệnh nhiều ở độ tuổi 40 - 49.
68