Page 89 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 89
a) Viêm đại tràng mạn là: trạng thái tổn thương mạn tính của niêm mạc đại
tràng tổn thương có thể khu trú một vùng hoặc lan tỏa khắp đại tràng.
b) Nguyên nhân:
-Nhiễm ký sinh trùng: Giun tóc, giun kim, giun đũa...
- Nhiễm vi trùng gây bệnh đường ruột: Salmonella, Shigella...
- Chế độ ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn gây kích thích, tổn thương
dạ dày, niêm mạc đại tràng.
- Táo bón kéo dài.
3.5.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
a) Triệu chứng lâm sàng:
Rối loạn đại tiện kéo dài:
- Chủ yếu là ỉa lỏng nhiều lần một ngày, phân có nhầy, máu;
- Táo bón, sau bãi phân có nhầy, máu;
- Táo lỏng xen kẽ nhau (viêm đại tràng khu vực);
- Mót rặn (cảm giác chưa đi hết phân dù trong trực tràng đã rỗng), sau đại
tiện đau trong hậu môn;
b) Triệu chứng cận lâm sàng
- Xét nghiệm phân:
+ Có thể thấy hồng cầu, kí sinh trùng, amip, lamblia.
+ Cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh.
- Soi trực tràng: Viêm long niêm mạc, vết trợt, ổ loét.
- Sinh thiết đại tràng thấy viêm mạn tính, tuyến tăng sinh hoặc thưa, tế bào
tăng tiết nhầy hoặc teo đét.
3.5.3. Dự phòng và điều trị
a)Dự phòng
- Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm: Cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
từ khâu sản xuất, bảo quản đến khâu chế biến. Những loại thức ăn nào dễ gây
viêm đại tràng co thắt thì cần tránh dùng hoặc dùng rất hạn chế. Không ăn các loại
thực phẩm còn tươi sống như: rau sống, nem chua, nem chạo, tiết canh, lòng lợn,
gỏi cá…Cần vệ sinh tốt môi trường sống.
- Tránh stress, căng thẳng kéo dài: Tránh stress, lo lắng thái quá gây trầm
cảm làm giảm nhu động ruột; hãy tạo cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, lành mạnh.
Stress, căng thẳng kéo dài có thể dẫn tới việc tái phát bệnh đau dạ dày và các bệnh
có liên quan.
71