Page 90 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 90

- Vận động, thể dục thể thao, uống nhiều nước: Kiên trì chăm chỉ vận động, thể
                     dục thể thao, uống nhiều nước, có thể lấy lòng bàn tay sờ nhẹ quanh vùng thượng vị – rốn
                     theo chiều kim đồng hồ ngày vài lần để kích thích nhu động ruột.

                            - Chế độ ăn hợp lý: Chế độ ăn tăng cường nhiều chất xơ như rau xanh, củ,
                     quả, trái cây, đặc biệt những loại giàu kali như chuối, đu đủ, khoai lang…để giúp
                     cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Hạn chế hoặc không nên dùng các chất kích

                     thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê, các chất chua cay và những thức ăn chiên
                     rán chứa nhiều dầu mỡ khó tiêu. Nên ăn nhẹ, nhai kĩ, chia làm nhiều bữa, đặc biệt
                     không nên ăn quá nhiều, quá no vào buổi tối.

                            b) Điều trị
                            - Tiết chế ăn uống: Giảm mỡ, hạn chế ăn thức ăn sống như gỏi, rau sống…

                            - Điều chỉnh rối loạn tiêu hóa: Tùy theo bệnh nhân tiêu chảy hay táo bón.

                            + Táo bón: Dùng thuốc nhuận tràng.
                            + Tiêu chảy: Dùng thuốc băng se niêm mạc đại tràng.

                            - Điều trị triệu chứng:
                            + Giảm đau;

                            + Điều chỉnh nhu động đại tràng;

                            + Thuốc điều hòa rối loạn cơ năng nhu động ruột (tăng hoặc giảm nhu động)
                     về nhịp bình thường;

                            + Thuốc chống co thắt;
                            - Tâm lý liệu pháp, trấn an bệnh nhân.

                     3.6. Béo phì và rối loạn chức năng nội tiết

                     3.6.1. Định nghĩa

                            Béo phì (Obesity) là bệnh rối loạn chuyển hóa được biết sớm nhất trong y
                     văn, các biểu hiện lâm sàng của bệnh béo phì đã được ghi nhận từ thời Hy Lạp-
                     La Mã cổ đại. Từ “Obesity” nguồn gốc Latin là Obesus, nghĩa là béo, bụ bẫm.

                     Obesity được Noah Biggs sử dụng chính thức trong Y học vào năm 1651. Nhưng
                     đến năm 1985, Tổ chức Y tế thế giới mới chính thức thống nhất định nghĩa về béo
                     phì, xem đây là một bệnh mãn tính, một vấn đề sức khỏe cộng đồng nan giải toàn
                     cầu.

                            Béo phì là sự tăng cân quá mức trung bình đáng có, được xác định tương
                     quan trọng lượng cơ thể với chiều cao theo chỉ số BMI (Body Mass Index), do
                     tăng quá mức tỷ lệ khối lượng mỡ toàn thân hoặc tập trung mỡ vào một vùng nào

                     đó của cơ thể mà nó có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Định nghĩa này sẽ
                     loại trừ các trường hợp tăng cân không do tăng lượng mỡ (ứ nước hoặc cơ bắp




                                                                 72
   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95