Page 132 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 132
a) Đối với bỏng do kiềm:
• Rửa bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%
• Rửa lại bằng dung dịch NH 4Cl: 3%, 5% ( nếu có)
• Cắt bỏ vòm nốt phỏng, gắp bỏ vôi còn dính ở vết bỏng, rửa lại bằng nước
muối sinh lý 0,9%.
• Đặt gạc tẩm dung dịch axit hữu cơ lên vết thương bỏng như: axit Boric 3%,
a.Axetic 6%, dấm thanh, nước vắt quả chanh, đường (saccharosa)
• Đặt gạc khô, băng kín.
b) Đối với bỏng do axit:
• Rửa vết thương bỏng bằng nước lạnh để giảm bớt nồng độ axit bám trên
da
• Dùng dung dịch bazơ nhẹ để trung hoà như: dung dịch Natri Bicacbonat
10-20% hoặc nước xà phòng hoặc nước vôi trong 5%.
• Tẩm dung dịch bazơ vào gạc đắp vào vùng bỏng, đặt gạc khô băng kín.
c) Đối với bỏng điện:
Không chạm vào nạn nhân khi họ vẫn tiếp xúc với luồng điện: cần ngắt hết
các thiết bị điện hoặc nguồn điện chính để ngăn không cho dòng điện tiếp tục
truyền qua cơ thể nạn nhân. Không di chuyển nạn nhân khi không cần thiết.
Kiểm tra xem nạn nhân có phản ứng không: trường hợp nạn nhân ngưng thở,
cần thực hiện hô hấp nhân tạo và hồi sức tim phổi ngay lập tức. Thực hiện hồi sức
tim phổi trong suốt quá trình vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
Sử dụng băng gạc khô và vô trùng để che vết bỏng do điện gây ra. Trong
trường hợp nạn nhân bị bỏng điện nặng, không nên cố gắng gỡ những mảnh quần
áo dính trên da nạn nhân, thay vào đó, bạn có thể dùng kéo cắt bỏ nhẹ nhàng phần
quần áo không dính vào vùng da bị bỏng. Tuyệt đối không cố gắng làm mát vùng
da bị bỏng điện bằng nước đá lạnh và không bôi dầu mỡ lên trên đó.
Giữ ấm cho nạn nhân: bạn nên cố gắng giữ ấm cho nạn nhân trong lúc chờ
nhân viên cứu trợ. Có thể dùng chăn hoặc áo đắp cho nạn nhân, nhưng chú ý tránh
đắp lên vết bỏng.
114