Page 131 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 131

+ Chườm mát ở vùng bụng, ngực và nơi có các động mạch lớn đi qua (nách,
                     bẹn).

                            + Đưa bệnh nhân vào phòng có điều hòa nhiệt độ từ 20-22 độ C.
                            + Trường hợp bệnh nhân có biểu hiện sốc nhiệt phải ngay lập tức hạ thân
                     nhiệt bệnh nhân bằng mọi cách có thể nhưng không gây cản trở việc vận chuyển
                     bệnh nhân đến bệnh viện. Vận chuyển bằng xe có điều hòa nhiệt độ hoặc mở
                     cửa sổ, có thể vừa vận chuyển vừa hạ nhiệt bệnh nhân.



                     3.21. CẤP CỨU BỎNG

                           Bỏng là một tai nạn thường gặp trong sinh hoạt, chiếm tỷ lệ khoảng 10%
                     trong số các chấn thương ngoại khoa. Cấp cứu bỏng cần phải kịp thời và đúng
                     phương pháp để giảm các biến chứng và các di chứng sau bỏng.Tác nhân bỏng
                     thường gặp là: Nhiệt, điện, hoá chất, tia bức xạ… Ngay tại nơi bị bỏng, cần tiến

                     hành cấp cứu khẩn trương với mục đích, yêu cầu và bước như sau:
                           1. Mục đích:
                           -  Loại trừ các tác nhân gây bỏng còn lại ở vết bỏng
                           -  Hỗ trợ khẩn cấp những tình trạn ảnh hưởng đến tính mạng.

                           -  Loại trừ các chất bẩn, dị vật nếu có ở vết bỏng.
                           2. Yêu cầu:
                           - Càng sớm càng tốt, không gây đau đớn thêm cho bệnh nhân.
                           - Đảm bảo an toàn cho người bị nạn và người đến cấp cứu tại chỗ và trên

                     đường vận chuyển.
                           - Đảm bảo vô khuẩn, thao tác nhẹ nhàng tỷ mỷ.
                           3. Các bước tiến hành:
                           -  Loại bỏ tác nhân gây bỏng càng nhanh càng tốt (dập lửa, ngắt nguồn điện,

                     kéo nạn nhân ra khỏi hố vôi…).
                                                                        0
                           -  Ngâm vùng bỏng vào nước mát (16-20 C) trong vòng 20-30 phút. Đặc biệt
                     có hiệu quả trong 20 phút đầu sau khi bỏng, nếu để sau 30 phút mới ngâm nước
                     mát thì không còn giá trị nữa (chú ý không ngâm vào nước đá).

                           -  Rửa sạch dị vật ( đất, cát…) còn dính ở vết bỏng.
                           -  Băng ép chặt vừa phải vùng bị bỏng (để hạn chế sự phát triển của dịch nốt
                     phỏng và phù nề vùng bỏng).
                           -  Nếu bị bỏng hoá chất phải dùng các chất để trung hoà.

                           -  Trên đường vận chuyển vẫn tiếp tục hồi sức (nếu cần), bù nước, điện giải
                     (bằng oresol hoặc nước đường ấm…), nếu thời vận chuyển kéo dài cần tiếp tục
                     tưới rửa vết bỏng.
                           4. Một số chú ý với bỏng hóa chất và bỏng điện:

                           Thực hiện sơ cấp cứu theo các bước như trên, tuy nhiên cần chú ý thêm
                     những điểm sau trong quá trình thực hiện
                                                                113
   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136