Page 126 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 126
quá cao hoặc quá thấp. Vùng cổ và vùng gáy khi đó không được thường xuyên cử
động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế. Thường xuyên nhìn lên rồi lại nhìn xuống.
Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc.
- Ngoài ra, nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ còn có thể là do chế độ dinh
dưỡng (ăn uống thiếu chất, sụt giảm hàm lượng canxi, vitamin, magie...). hoặc
thói quen sinh hoạt (cúi hoặc ngửa cổ quá nhiều, mang vác vật nặng trên vai hoặc
cổ khi làm việc, kê gối quá cao khi ngủ, lạm dụng bia rượu, thuốc lá).
- Trong khi ngủ chỉ nằm 1 - 2 tư thế, không có thói quen chuyển mình. Lựa
chọn gối kê không phù hợp (gối quá cao và gối quá mềm).
- Những nguyên nhân trên sẽ gây ra sự thay đổi trong cột sống làm xương
và sụn tạo nên cột sống cổ dần dần thoái hóa. Những thay đổi này bao gồm:
+ Mất nước đĩa đệm: Đĩa đệm có tác dụng như miếng lót giữa các đốt sống
của cột sống . Ở tuổi 40, hầu hết các đĩa đệm cột sống sẽ bắt đầu khô và co lại,
điều này làm cho các đốt sống tiếp xúc với nhau nhiều và khó khăn hơn.
+ Thoát vị đĩa đệm: Các vết nứt thường xuất hiện, dẫn đến đĩa đệm (thoát
vị) - đôi khi có thể ấn vào tủy sống và rễ thần kinh.
+ Xương: Thoái hóa đĩa đệm thường dẫn đến việc cột sống tăng sinh xương
để củng cố. Những gai xương này đôi khi có thể chèn ép tủy sống và rễ thần kinh.
+ Xơ hóa dây chằng, dây chằng là các dây nối xương với xương. Dây chằng
cột sống có thể bị xơ hóa theo tuổi tác, làm cho cổ kém linh hoạt.
3.19.2. Triệu chứng và tiêu chuẩn chẩn đoán
a) Lâm sàng
- Hội chứng cột sống cổ: đau, có thể kèm theo co cứng vùng cơ cạnh cột
sống cổ cấp hoặc mạn tính; triệu chứng đau tăng lên ở tư thế cổ thẳng hoặc cúi
đầu kéo dài, mệt mỏi, căng thẳng, lao động nặng, thay đổi thời tiết đặc biệt bị
nhiễm lạnh; có điểm đau cột sống cổ; hạn chế vận động cột sống cổ.
- Hội chứng rễ thần kinh cổ: tùy theo vị trí rễ tổn thương (một bên hoặc cả
hai bên) mà đau lan từ cổ xuống tay bên đó. Có thể đau tại vùng gáy, đau quanh
khớp vai, có thể kèm cảm giác kiến bò, tê rần dọc cánh tay, có thể lan đến các
ngón tay. Đau tăng lên khi vận động cột sống cổ ở các tư thế (cúi, ngửa, nghiêng,
quay) hoặc khi ho, hắt hơi, ngồi lâu… Có thể kèm theo hiện tượng chóng mặt,
yếu cơ hoặc teo cơ tại vai, cánh tay bên tổn thương.
- Hội chứng động mạch đốt sống: nhức đầu vùng chẩm, thái dương, trán và
hai hố mắt thường xảy ra vào buổi sáng; có khi kèm chóng mặt, ù tai, hoa mắt,
mờ mắt, nuốt vướng; đau tai, lan ra sau tai, đau khi để đầu ở một tư thế nhất định.
- Hội chứng ép tủy: tùy theo mức độ và vị trí tổn thương mà biểu hiện chỉ
ở chi trên hoặc cả thân và chi dưới. Dáng đi không vững, đi lại khó khăn; yếu hoặc
liệt chi, teo cơ ngọn chi, dị cảm. Tăng phản xạ gân xương.
108