Page 121 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 121

- Trĩ ngoại: các búi trĩ nằm ở phía dưới đường lược, thường nằm ở dưới da
                     quanh lỗ hậu môn.

                            - Trĩ hỗn hợp: bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại.
                            b) Cơ sở chẩn đoán chính xác bệnh trĩ dựa trên lâm sàng và soi hậu môn trực tràng.

                            - Lâm sàng:
                            + Chảy máu: là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất

                            + Sa trĩ: tùy theo mức độ sa mà có biểu hiện lâm sàng khác nhau, trĩ sa độ
                     II chưa gây phiền hà gì, nếu là độ IV thì rất khó chịu mỗi khi đi cầu

                            + Đau: có thể không đau hoặc đau rất nhiều

                            + Tắc mạch: Xuất hiện những cục máu đông nhỏ bên trong búi trĩ
                            + Nứt hậu môn đi kèm

                            + Chảy dịch nhầy và ngứa ở hậu môn
                            + Nhìn: búi trĩ ngoại nằm ở bên ngoài, trĩ nội sa khi bệnh nhân rặn mạnh

                            + Sờ nắn búi trĩ thấy mềm, ấn xẹp

                            - Soi hậu môn trực tràng:
                            Thấy được tình trạng các búi trĩ, quan sát được có tổn thương gì ở trực tràng

                     hay không

                     3.17.3. Dự phòng và điều trị

                            a) Dự phòng
                            - Điều chỉnh lối sống: ăn nhiều rau, uống đủ nước, tăng cường vận động,

                     không ngồi lâu hay rặn nhiều khi đi đại tiện, ...
                            - Điều trị những rối loạn đại tiện: táo bón, viêm đại tràng,.. Những rối loạn
                     này khiến người bệnh thường xuyên rặn khi đại tiện, gia tăng áp lực ổ bụng, hình

                     thành và phát triển búi trĩ.
                            - Hạn chế rượu bia: rượu bia là nguyên nhân chính gây trĩ ở nam giới. Khi

                     uống rượu, búi trĩ sẽ tăng lưu lương máu, giãn to, chảy máu.
                            - Hạn chế lao động nặng.

                            - Sử dụng thuốc dự phòng: kết hợp tây y và đông y.
                             Điều quan trọng nhất là khi thấy có những dấu hiệu của bệnh trĩ, bệnh nhân

                     nên đến khám và điều trị kịp thời tại cơ sở chuyên khoa uy tín.
                            b) Điều trị

                            Bệnh trĩ không được điều trị sẽ gây chảy máu kéo dài, gây nên tình trạng
                     thiếu máu, thậm chí có trường hợp thiếu máu nặng phải truyền máu, nhất là ở
                     người cao tuổi. Khi các búi trĩ quá to sa ra ngoài không tự đẩy lên được hay kèm

                     thêm biến chứng viêm tắc mạch trĩ, bệnh nhân đau rất nhiều. Nếu không nhanh

                                                                103
   116   117   118   119   120   121   122   123   124   125   126