Page 120 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 120

+ Táo bón kinh niên: bệnh nhân mỗi khi đi đại tiện rặn nhiều, khi rặn áp
                     lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện
                     các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.

                            + Tăng áp lực ổ bụng: những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, dãn phế
                     quản, phải ho nhiều hoặc những người làm lao động nặng như khuân vác... làm
                     tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.

                            + Tư thế đứng: khi nghiên cứu áp lực tĩnh mạch trĩ, người ta ghi nhận áp
                     lực tĩnh mạch trĩ là 25cm H 2O ở tư thế nằm, tăng vọt lên 75cm H 2O ở tư thế đứng.
                     Vì vậy, tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký

                     bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may…
                            + U bướu hậu môn trực tràng và vùng xung quanh: như ung thư trực tràng,

                     u bướu vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản trở đường
                     về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ.
                            Không khẳng định được thời gian bắt đầu của bệnh trĩ. Thường thấy bệnh

                     khởi đầu là đi ngoài ra máu đỏ tươi đây là dấu hiệu sớm nhất và thường gặp nhất,
                     số lượng máu đỏ tươi có thể ít, chỉ thấm vào giấy vệ sinh, nếu nhiều máu nhỏ
                     thành giọt hay phun thành tia chảy ra ngoài bao phủ lên phân. Phân vẫn giữ được

                     màu sắc bình thường. Trong một số trường hợp khác sẽ có xuất hiện cảm giác khó
                     chịu ở hậu môn, như ngứa, đau, rát, căng tức. Giai đoạn bệnh nặng là cứ mỗi lần
                     đại tiện có thể thấy búi trĩ to sa ra ngoài ống hậu môn, khi sa nhiều và thường
                     xuyên sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và chất lượng cuộc sống. Giai đoạn
                     này người bệnh cần phải được thăm khám tại các phòng khám chuyên khoa tiêu

                     hóa để xác định và được điều trị kịp thời.

                     3.17.2 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

                            a) Tùy vào vị trí của búi trĩ so với đường lược, người ta phân ra làm các loại:
                            - Trĩ nội: soi hậu môn trực tràng là phương pháp chẩn đoán trĩ chính xác

                     nhất, khi trĩ nội chưa sa ra ngoài. Qua nội soi xác định số lượng các búi trĩ nội và
                     đánh giá phân độ các búi trĩ, gồm có 4 độ:
                            + Trĩ độ I: các tĩnh mạch giãn, cương tụ đội niêm mạc phồng lên vào trong

                     lòng trực tràng không tạo thành búi rõ rệt.
                            + Trĩ nội độ II: các tĩnh mạch giãn nhiều hơn và tạo thành các búi rõ rệt.

                     Khi đi ngoài phải rặn các búi trĩ sẽ sa ra ở hậu môn.
                            + Trĩ độ III: khi rặn nhẹ, các búi trĩ sẽ sa ra ngoài, mà không tự co lên được,
                     cần phải đẩy lên.

                            + Trĩ độ IV: búi trĩ to và luôn sa ra ngoài, khi đẩy lên khó khăn và có thể
                     tiếp tục sa ra ngoài ngay sau đó.




                                                                102
   115   116   117   118   119   120   121   122   123   124   125