Page 115 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 115
đến mất ngủ như dễ kích thích, khó khăn chịu đựng áp lực, khó tập trung, suy
nhược.
- Một số nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ:
+ Nguyên nhân ngoại sinh: bao gồm các tình trạng khó ngủ hoặc thức tỉnh
do dịch chuyển thời gian làm việc hoặc mệt mỏi sau chuyến bay dài…
+ Nguyên nhân nội sinh: có thể xuất phát từ những rối loạn tâm thần như
trầm cảm, stress, rối loạn lo âu, đau khớp, viêm loét dạ dày tá tràng, lạm dụng
thuốc và các chất kích thích... Đôi khi người bệnh mắc chứng mất ngủ mà không
có bất cứ nguyên nhân cụ thể nào.
3.15.2. Triệu chứng lâm sàng
Biểu hiện qua bốn hội chứng sau:
a) Hội chứng giai đoạn giấc ngủ bị trễ
- Thường gặp hơn ở người trẻ tuổi.
- Đối tượng không thể ngủ được trước 1 giờ sáng hoặc muộn hơn.
- Giấc ngủ qua đêm bình thường hoặc kéo dài.
- Cực kỳ khó thức dậy vào buổi sáng.
- Có thể có tính di truyền.
b) Hội chứng giai đoạn giấc ngủ đến sớm
- Hiếm gặp.
- Thời gian đi ngủ thường vào lúc 6 đến 9 giờ tối.
- Không thể ngủ được sau 4 giờ sáng.
- Xác định được bất thường di truyền trong một số trường hợp.
c) Hội chứng giai đoạn giấc ngủ không phải là 24 giờ
- Chu kỳ ngủ-thức giấc (sleep-wake cycle) hoàn toàn liên quan đến nhịp
sinh học nội sinh với chu kỳ quanh 24 giờ.
- Không đáp ứng với các tín hiệu thời gian bên ngoài.
- Mất đồng thì toàn bộ với sự phù hợp đầy đủ các chu kỳ 3-4 tuần.
- Hiếm gặp ở các đối tượng là người khiếm thị hoàn toàn.
d) Dạng ngủ - thức giấc không đều
- Gặp chủ yếu ở người tổn thương não nặng.
- Thời gian ngủ và thức giấc bị rối loạn hoàn toàn.
- Thường có 3 hoặc 4 giấc ngủ ngắn (chợp mắt) trong 24 giờ.
- Thời gian ngủ trong ngày hoàn toàn bình thường.
3.15.3. Dự phòng và điều trị
97