Page 113 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 113

- Nguyên nhân gây bệnh chưa được làm rõ nhưng liên quan đến nhiều yếu tố như
                     nhiễm virus, nhiễm các chất độc. Ngoài ra cần kể tới các nguyên nhân sau:

                            + Bệnh nhân sau khi phẫu thuật, bị chấn thương đầu hoặc sau khi bị chấn
                     thương khác.

                            + Một số thuốc như nhóm Benzodiazepam, Betablocks…, chống trầm cảm
                     và dùng kháng sinh lâu ngày cũng có thể gây ra mệt mỏi mãn tính.
                            + Bệnh nhân sử dụng cortisol không đúng liều lượng hoặc không tuân theo

                     chỉ dẫn của bác sỹ: những nghiên cứu gần đây cũng chưa đưa ra được bằng chứng
                     chính xác về mối liên quan giữa cortisol (hormone liên quan stress) và hormone
                     sinh dục nữ với hội chứng mệt mỏi mãn tính.

                            + Hoạt động thể lực quá mức hoặc căng thẳng quá mức có thể làm tình
                     trạng mệt mỏi gia tăng.

                     3.14.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

                            - Trong trường hợp điển hình, hội chứng mệt mỏi mạn tính (HCMMMT)
                     khởi phát đột ngột ở những người trước đây vốn năng động. Bệnh nhân thường
                     xuất hiện tình trạng mệt mỏi, uể oải kéo dài ít nhất 6 tháng mà không giảm khi

                     nghỉ ngơi và không liên quan dến các bệnh lý gây mệt mõi khác như bệnh tim
                     mạch, tuyến giáp. Một số ít bệnh nhân có một vài sự căng thẳng cấp tính.

                            Những triệu chứng khác như: đau đầu, đau họng, sưng hạch, đau cơ và đau
                     khớp. Bệnh nhân thường có sốt nhẹ gây nhầm lẫn với một số bệnh nhiễm khuẩn.
                     Ngoài trạng thái mệt mỏi, có thể xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu như:

                            + Tình trạng mệt mỏi tăng sau khi tập thể dục hoặc khi gắng sức;
                            + Rối loạn trí nhớ và khả năng tập trung;

                            + Khó ngủ;
                            + Chóng mặt khi đứng lên;

                            + Giảm cân hoặc tăng cân;
                            + Nhịp tim nhanh;

                            + Đổ mồ hôi ban đêm;
                            - Thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng thường quy
                     cần được tiến hành để tìm ra các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng mệt mỏi

                     này. Tuy nhiên, không có xét nghiệm cận lâm sàng nào là đặc hiệu để có thể chẩn
                     đoán được trạng thái này hay đo được mức độ trầm trọng của bệnh. Bệnh nhân và
                     bác sĩ đều có chung một tình trạng khó xử là hội chứng mệt mỏi mạn tính không

                     có triệu chứng bệnh lý đặc trưng mà là một tập hợp các triệu chứng và phải dựa
                     vào chẩn đoán loại trừ.

                     3.14.3. Dự phòng và điều trị


                                                                 95
   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118