Page 112 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 112

3.13.3 Điều trị và dự phòng hội chứng suy nhược cơ thể

                            Những triệu chứng của suy nhược cơ thể khác nhau tùy thuộc mỗi người và
                     nguyên nhân cũng khác nhau, do vậy không có thuốc đặc trị cho suy nhược cơ
                     thể. Việc sử dụng loại thuốc nào để điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cũng

                     như các triệu chứng cụ thể ở mỗi bệnh nhân.
                            a) Phương pháp điều trị bằng thuốc:

                            Sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ:
                            - Thuốc chống trầm cảm;

                            - Thuốc an thần;

                            b) Các liệu pháp kết hợp:
                            - Tập thể dục: Mỗi ngày cần dành ra từ 30 – 45 phút để luyện tập, thể dục

                     thể thao. Tùy sức khỏe mỗi người mà lựa chọn những môn thể thao cho phù hợp
                     như: Yoga, đi bộ, đạp xe, bóng chuyền, bơi lội… Đây là cách vừa giúp cơ thể tăng
                     sức đề kháng vừa giúp quá trình tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

                            - Tư vấn tâm lý: Cần giảm thiểu những thay đổi thất thường trong cảm xúc
                     của bệnh nhân như: hay cáu gắt, nóng nảy, buồn bã, lo âu, hồi hộp,… Sự lo âu về
                     bệnh càng làm bệnh nặng thêm.

                            - Thay đổi lối sống: Việc thay đổi lối sống tốt cho sức khỏe, bổ sung các
                     thực phẩm bổ dưỡng và duy trì giấc ngủ tốt sẽ giúp nâng cao tổng trạng, tăng
                     cường miễn dịch giúp cơ thể đối phó tốt hơn với suy nhược.

                            c) Dự phòng:

                            - Giảm thiểu stress, thư giãn, điều tiết giữa công việc và cuộc sống;
                            - Ngủ đủ giấc và điều độ;

                            - Tập thể dục thường xuyên, đều đặn;
                            - Rèn luyện thân thể và duy trì một lối sống lành mạnh;

                            - Cân bằng chế độ ăn uống.

                     3.14. Hội chứng mệt mỏi mãn tính

                     3.14.1. Định nghĩa và nguyên nhân

                            - Hội chứng mệt mỏi mạn tính (Chronic fatigue syndrome) là tên gọi đối
                     với những rối loạn đặc trưng bởi tình trạng mệt mỏi, yếu sức và những khó chịu
                     khác về cơ thể, thể trạng và thần kinh tâm lý như mệt mỏi, khó tập trung sự chú
                     ý, đau đầu, đau cơ, đau khớp, khó ngủ, các rối loạn tâm lý, đau họng, sốt nhẹ...

                            Hội chứng mệt mỏi mạn tính thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ (gấp khoảng
                     hai lần so với nam giới), tỷ lệ người mắc bệnh cao thuộc độ tuổi từ 25 đến 45.
                     Tình trạng mệt mỏi mạn tính cũng là một triệu chứng thường gặp ở hầu hết các

                     bệnh lý và chiếm khoảng 20% số bệnh nhân đến khám bệnh tại các cơ sở y tế.
                                                                 94
   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117