Page 118 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 118
Điều trị bệnh lý ổ nhiễm trùng khác.
3.16.2. Viêm phế quản mạn tính
a) Định nghĩa và phân loại
- Viêm phế quản mạn tính là một tình trạng viêm tăng tiết nhầy mạn tính
của niêm mạc phế quản, gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt ít nhất
3 tháng trong một năm và ít nhất là 2 năm liền. Định nghĩa này loại trừ các bệnh
gây ho khạc mạn tính khác: lao phổi, giãn phế quản ...
- Phân loại:
+ Viêm phế quản mạn tính đơn thuần: chỉ ho và khạc đờm, chưa có rối loạn
thông khí phổi có thể điều trị khỏi.
+ Viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn: triệu chứng chính là khó thở, do tắc
nghẽn lan rộng và thường xuyên của phế quản. Còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính (Bệnh COPD: Chronic Obstructive Pulmonary Disease).
+ Viêm phế quản mạn tính nhầy mủ: (Brochit chronic mucopurulence) ho
và khạc đờm nhầy từng đợt kịch phát hoặc liên tục.
b) Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
- Lâm sàng:
+ Thường ở người trên 40 tuổi, nghiện thuốc lá, thuốc lào. Bệnh nhân ho
có đờm nhiều vào buổi sáng. Đờm nhầy trong, dính hoặc màu xanh, vàng đục,
mỗi ngày không quá 200ml. Mỗi đợt kéo dài 3 tuần, tăng về mùa đông và đầu
mùa thu.
+ Đợt bùng phát của viêm phế quản mạn tính, thường xảy ra ở người già,
yếu, do bội nhiễm. Có thể sốt, ho, khạc đờm và khó thở, có thể tử vong do suy hô
hấp và tâm phế mạn.
Ở người mắc bệnh lâu năm (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), lồng ngực biến
dạng hình thùng, hình phễu, khó thở rút lõm cơ hô hấp, rút lõm gian sườn, phần
đáy bên của lồng ngực co hẹp lại khi hít vào, rút lõm hõm ức, khí quản tụt xuống
khi hít vào.
- Cận lâm sàng:
+ X-quang: Tuy ít giá trị chẩn đoán nhưng X-quang phổi giúp chẩn đoán
phân biệt viêm phế quản mạn tính với các bệnh gây ho khạc mạn tính và để chẩn
đoán biến chứng.
+ Chụp cắt lớp vi tính: cho phép thấy rõ được các dấu hiệu của hội chứng
phế quản nói trên và khí phế thũng.
+ Chụp động mạch phế quản có thể thấy giãn động mạch phế quản và cầu
nối giữa động mạch phế quản và động mạch phổi.
100