Page 119 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 119
+ Thông khí phổi: viêm phế quản mạn tính khi có rối loạn thông khí tắc
nghẽn thì gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
c) Dự phòng và điều trị
- Dự phòng
+ Bỏ hút thuốc, tránh lạnh, tránh bụi, phòng chống nhiễm khuẩn đường hô
hấp trên bằng súc họng, nhỏ mũi;
+ Tiêm vắc-xin đa giá: Rhibomunyl, phòng chống cúm;
+ Điều trị tốt các bệnh lý tai mũi họng.
+ Dùng vitamin A, C, E.
- Điều trị
+ Đối với viêm phế quản mạn, không có tắc nghẽn:
Khi có bội nhiễm phế quản:
Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân,
khi cần thiết có thể dùng kháng sinh mạnh.
Long đờm: acetylcystein, cacbocystein, bromhexin…
Vỗ rung và dẫn lưu theo tư thế. Ngày 2-3 lần. Mỗi lần 15 phút-30 phút;
Chống co thắt phế quản;
+ Đối với viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn:
Ngoài các biện pháp trên cần thêm:
Chống viêm bằng nhóm Corticoid;
Thở ôxy, thở máy, đặt nội khí quản hút rửa, chống suy tim khi có tâm phế mạn;
Ngoài đợt bùng phát: cần điều trị dự phòng và tập thở bụng.
3.17. Trĩ
3.17.1. Định nghĩa và yếu tố nguy cơ
- Trĩ là một bệnh do tĩnh mạch trực tràng hậu môn bị giãn rộng và sung
huyết. Đám tĩnh mạch ở dưới niêm mạc gồm nhiều xoang tĩnh mạch to nhỏ không
đều nhau, khi các xoang này giãn ra gây nên búi trĩ, do vậy tồn tại một búi trĩ riêng
biệt hoặc nhiều búi trĩ dính vào nhau.
Thời điểm bệnh trĩ xuất hiện không rõ ràng, khi trĩ phát triển đến một mức
độ nào đó sẽ gây ra các triệu chứng hay biến chứng, làm ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống, gây thiếu thoải mái, lo âu cho người bệnh. Do vậy, những người có
các hiện tượng, triệu chứng về bệnh trĩ hay có môi trường công việc đặc thù, có
nguy cơ cao dễ mắc bệnh trĩ cần phải đến các trung tâm y tế để chẩn đoán xác
định.
- Yếu tố nguy cơ:
101