Page 125 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 125

3.18.3. Dự phòng và điều trị

                            a) Dự phòng
                            - Theo dõi và phát hiện sớm các dị tật cột sống để điều trị kịp thời.

                            - Giáo dục tư vấn các bài tập tốt cho cột sống, sửa chữa các tư thế xấu.

                            - Định hướng nghề nghiệp thích hợp với tình trạng bệnh, kiểm tra định kỳ
                     những người lao động nặng (khám phát hiện triệu chứng, chụp Xquang cột sống
                     khi cần...).


                            b) Điều trị

                            - Vật lý trị liệu: Bài tập thể dục, xoa bóp, kéo nắn, chiếu hồng ngoại, chườm
                     nóng, liệu pháp suối khoáng, bùn nóng, paraphin, tập cơ dựng lưng...

                            - Điều trị nội khoa
                            + Thuốc giảm đau: paracetamol, tramadol…

                            + Thuốc chống viêm không steroid: diclofenac, melôxycam, pirôxycam

                            + Thuốc giãn cơ: eperison, tolperisone
                            + Tiêm corticoid tại chỗ

                            - Điều trị ngoại khoa

                            Chỉ định khi thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống gây đau thần kinh tọa kéo dài,
                     hoặc có hẹp ống sống với các dấu hiệu thần kinh tiến triển nặng ảnh hưởng tới
                     chất lượng cuộc sống mà các biện pháp điều trị nội khoa không kết quả. Trường
                     hợp đĩa đệm thoái hóa nhiều, có thể xem xét thay đĩa đệm nhân tạo.

                     3.19. Bệnh thoái hóa cột sống cổ

                     3.19.1. Định nghĩa và nguyên nhân

                            Thoái hóa cột sống cổ (Cervical spondylosis) là bệnh lý mạn tính khá phổ
                     biến, tiến triển chậm, thường gặp ở người lớn tuổi và/hoặc liên quan đến tư thế

                     vận động. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và/hoặc
                     đĩa đệm ở cột sống cổ.
                            Một số nguyên nhân gây bệnh thoái đốt sống cổ:

                            - Hoạt động sai tư thế là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra
                     thoái hóa đốt sống cổ. Làm việc kéo dài ở một tư thế, ít vận động là những nguyên

                     nhân chính gây là bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Những công việc phải cúi, ngửa
                     nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng là
                     nguyên nhân gây thoái hóa cột sống.

                            Đặc biệt những công việc phải sử dụng máy tính nhiều, ít vận động là một
                     trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, gai cột
                     sống. Nhất là khi làm việc, vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính
                                                                107
   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129   130