Page 129 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 129
- Gắng sức trong thời tiết nóng: làm việc kéo dài trong thời tiết nắng nóng
và tham gia các môn thể thao, ví dụ bóng đá, trong thời tiết nóng là một trong
những tình huống có thể dẫn tới sốc nhiệt.
- Đột ngột tiếp xúc với thời tiết nóng: ví dụ như trong một đợt nóng đầu hè
hoặc đi du lịch tới vùng có khí hậu nóng hơn.
- Thiếu điều hòa không khí: ở những nơi kín gió, không khí kém lưu thông.
- Một số loại thuốc ảnh hưởng tới khả năng giữ nước và đáp ứng với nhiệt
của cơ thể. Trong thời tiết nóng, đặc biệt cẩn thận khi dùng thuốc gây co mạch,
thuốc điều hòa huyết áp chẹn beta giao cảm, thuốc đào thải muối và nước của cơ
thể (thuốc lợi tiểu), hoặc thuốc làm giảm các triệu chứng tâm thần (thuốc chống
trầm cảm hoặc thuốc chống loạn thần). Các chất kích thích như amphetamine và
cocaine cũng làm tăng nguy cơ bị sốc nhiệt.
- Một số tình trạng sức khỏe: một số bệnh mạn tính như bệnh tim,bệnh phổi,
béo phì, ít vận động và có tiền sử sốc nhiệt trước đây cũng có thể làm tăng nguy
cơ sốc nhiệt.
3.20.2. Triệu chứng
a) Lâm sàng
- Mức độ nhẹ
+ Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
+ Mệt mỏi, buồn nôn, khát nước, khô miệng
+ Đau cơ, chuột rút cơ vùng cẳng chân sau, đùi, cơ bụng.
+ Khám thực thể: Da ửng đỏ, lấm tấm mồ hôi, nhịp tim nhanh, nhịp thở
nhanh, than nhiệt tăng lên 38-39 độ C.
- Mức độ nặng
+ Rối loạn tâm thần dạng ảo giác, mê sảng, co giật.
+ Hôn mê.
+ Khám thấy: thân nhiệt tăng cao > 40 độ C, da khô nóng, nhịp tim rất
nhanh và yếu, huyết áp tụt, nhịp thở nhanh nông.
b) Cận lâm sàng
Các xét nghiệm cận lâm sàng nhằm phát hiện tổn thương cơ quan
- Men gan: thường tăng cao do tổn thương tế bào gan.
- Công thức máu: tình trạng máu cô đặc
- Điện giải đồ có thể tăng thẩm thấu, nếu suy thận cấp có rối loạn kiềm toan,
tăng kali máu.
- Đường máu, men CK tăng khi tiêu cơ vân trong sốc nhiệt do gắng sức.
- Chẩn đoán hình ảnh
111