Page 225 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 225

Bhutan và một số nước ở Bắc Mĩ, Tây Âu. Có lẽ, để phù hợp với thể trạng sức
                     khỏe và điều kiện thời gian của con người thời hiện đại, các bài tập phần lớn được
                     (bị) giản lược, rút ngắn lại. Và có lẽ để dễ được chấp nhận, không bị làm khó dễ,
                     nên phần lớn các bài tập của môn phái được mang tên Yoga Himalaya, Yoga Tây

                     Tạng… chứ không gọi là Khí công nữa. Đây cũng chính là lí do khiến những bài
                     tập được phổ truyền chỉ là những bài thuộc bộ nằm ngồi (do giống với yoga), chứ
                     những bài thuộc bộ đứng hầu như vắng bóng ở những quốc gia kể trên.

                            KHÍ CÔNG HIMALAYA được Sư Tổ Nguyễn Văn Hoài (một bậc ẩn tu)
                     truyền dạy tại Việt Nam cho một nhóm đệ tử và được công khai phổ biến từ ngày
                     21/8/2013 (tức Rằm tháng Bảy năm Quí Tị). Sau 2 năm xuất hiện trong xã hội,

                     KHÍ CÔNG HIMALAYA đã thu hút được sự quan tâm của công chúng và được
                     hàng ngàn người miệt mài tập luyện. Nhờ những hiệu quả cao trong lĩnh vực phục
                     hồi sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật cho các học viên, ngày 17/8/2016 (cũng chính là
                     ngày Rằm tháng 7 năm Bính Thân), pháp môn KHÍ CÔNG HIMALAYA đã chính

                     thức được Liên hiệp các hiệp hội Unesco thế giới công nhận là thành viên chính
                     thức dưới tên gọi: Trung tâm Unesco nghiên cứu và ứng dụng khí công Đông A.

                     9.1.2. Nền tảng triết lý

                            Cũng như hầu hết tất cả các pháp môn dưỡng sinh, mục đích tối thượng của
                     KHÍ CÔNG HIMALAYA là giúp người tập có được một tinh thần, trí tuệ minh
                     mẫn trong một thân thể khỏe mạnh, ít ốm đau bệnh tật nhất. Các bài tập dù là động

                     hay tĩnh đều tuân theo theo tiêu chí giúp học viên khám phá bản ngã và hòa nhập
                     với vũ trụ. Tuy nhiên, để khám phá ra được CÁI TÔI của mình và để giao hòa
                     CÁI TÔI với VŨ TRỤ, là cả một chặng đường mà mỗi học viên phải đi với thời
                     gian rất khác nhau. Độ dài ngắn của quãng đường - thời gian này phụ thuộc hoàn

                     toàn vào cá nhân mỗi người qua các yếu tố:
                            Căn duyên, nghị lực - ý chí. Yếu tố đầu, thì bất kì ai khi đã đến với môn
                     phái đều có. Nhưng yếu tố “nghị lực – ý chí” (mặc dù hoàn toàn do chủ quan

                     quyết định) thì chỉ phần nào trong số họ có được.
                            Còn điều khác biệt của KHÍ CÔNG HIMALAYA với một số môn phái

                     khác ở chỗ: KHÍ CÔNG HIMALAYA không hứa hẹn, dẫn dụ đào tạo người tập
                     sẽ trở thành “đấng nọ, đấng kia” với những công năng đặc dị, siêu nhiên, huyền
                     bí theo chiều hướng thoát tục. Mà đơn giản, đây là môn tập luyện để nhập thế,
                     giúp học viên sống như một CON NGƯỜI với chất lượng cao nhất có thể trong

                     mức độ của mình. Đó là: Có đủ trí tuệ, sức khỏe để làm việc (kiếm tiền), để yêu
                     thương và để hưởng thụ thành quả lao động của mình (hay nói cách khác, là đủ
                     sức để tiêu những đồng tiền mà mình đã làm ra). Điều này nghe có vẻ đơn giản,
                     nhưng thực ra, đó chính là điều mơ ước, mong muốn của bất kì ai trong kiếp cõi

                     này. Tiếc rằng, không phải ai cũng hiểu được điều đó trước khi quá muộn. Bởi

                                                                207
   220   221   222   223   224   225   226   227   228   229   230