94.000 tỷ đồng đầu tư cho năng lượng sạch Bình Thuận

07:16, 21/04/2017

Dự kiến khoảng 20 dự án điện gió, điện mặt trời của nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ được triển khai tại Bình Thuận trong thời gian tới.

Tại hội nghị xúc tiến đầu tư vừa diễn ra, UBND tỉnh Bình Thuận đã trao quyết định và tiếp nhận cam kết đầu tư của gần 30 doanh nghiệp trong và ngoài nước vào các lĩnh vực tiềm năng như năng lượng sạch, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao. Ước tính tổng vốn đăng ký ban đầu hơn 126.000 tỷ đồng.

Trong đó, số lượng dự án sản xuất điện bằng năng lượng tái tạo chiếm áp đảo và có vốn đầu tư dự kiến khoảng 94.150 tỷ đồng, tập trung chủ yếu tại huyện Tuy Phong và Hàm Tân. Nổi bật trong số này là dự án nhà máy điện mặt trời của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, dự án nhà máy điện khí Sơn Mỹ 1 của liên doanh nhà đầu tư Pháp - Nhật Bản với tổng vốn đầu tư 49.500 tỷ đồng (tương đương 2,2 tỷ USD).

Tỉnh Bình Thuận có nhiều tiềm năng để phát triển nguồn năng lượng sạch - Ảnh: Huyền Thương

Ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, cơ cấu thu hút đầu tư của tỉnh đang chuyển đổi rõ nét theo hướng khuyến khích phát triển năng lượng sạch song hành với các ngành kinh tế mũi nhọn, nhằm từng bước thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng lớn của cả nước vào năm 2020 với tổng công suất đạt trên 12.000 MW.

Theo quy hoạch phát triển đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện gió sẽ đạt 2.500 MW. Đối với nhiệt điện và điện mặt trời, công suất ước tính trong thời gian tới lần lượt đạt 10.000 MW và 3.819 MW. Hiện Bình Thuận cũng tích cực đa dạng hóa hình thức sản xuất năng lượng, tính đến nay địa phương này đã có các nhà máy nhiệt điện vận hành bằng than và khí hóa lỏng, thủy điện, phong điện và điện mặt trời.

Ông Hai nhận định, điều kiện thiên nhiên thuận lợi là yếu tố quan trọng nhất giúp Bình Thuận dẫn đầu trong nhóm các địa phương phát triển toàn diện ngành công nghiệp điện. Cụ thể, nhờ ít mưa, số giờ nắng trong năm luôn ở mức lý tưởng và phần lớn diện tích có cường độ bức xạ nhiệt trung bình khoảng 5 kWh trên mỗi mét vuông mà địa phương có nhiều lợi thế để phát triển năng lượng mặt trời. Tài nguyên thủy điện dồi dào nhờ sở hữu tổng lượng nước bình quân hàng năm khoảng 5,4 tỷ m3 được tạo bởi 7 lưu vực sông chính và còn thêm 30 hồ lớn.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội Điện gió Bình Thuận thì dù tiềm năng vô cùng lớn nhưng để các nhà máy điện gió, điện mặt trời của tỉnh đóng góp hoàn thành mục tiêu chung là 800 MW vào năm 2020 thì không khả thi.

Ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội này cho rằng các dự án đầu tư điện gió thường mất nhiều thời gian để được cấp phép đầu tư. Sau đó, chủ đầu tư tiếp tục đối mặt với vấn đề tiếp cận nguồn vốn vay, đặc biệt là nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. Trong số 3 dự án chính thức vận hành thì một dự án bị ngân hàng siết nợ, một dự án đổi chủ và một dự án mới hoạt động gần đây nhất cũng phải chắt chiu để trả phí vận hành, không có chi phí tái đầu tư nên khó nói đến vấn đề thu hồi vốn.

“Hơn 10 năm qua, công suất điện gió cả nước phát triển mới khoảng 160 MW. Riêng tại Bình Thuận, hiện có 19 dự án đăng ký đầu tư và rất ít trong số đó chính thức vận hành với giá bán điện lên lưới theo quy định là 7,8 cent một kWh. Chúng ta còn chưa đầy 3 năm để hoàn thành 80% kế hoạch còn lại nhưng nếu không có gì thay đổi trong thời gian tới thì với giá điện này sẽ không thể đạt kế hoạch”, ông Thịnh cho biết.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết sẽ cân nhắc việc tăng giá điện gió trong thời gian tới để hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút nhà đầu tư rót vốn phát triển năng lượng sạch tại Bình Thuận theo chủ trương của Trung ương.

Người đứng đầu Chính phủ chia sẻ, từ khi quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam được ký, giá mua điện tại điểm giao nhận tăng lên 9,35 cent một kWh. Hàng chục nhà đầu tư sau đó đã đến Bình Thuận tìm hiểu cơ hội phát triển điện mặt trời. Đây được xem là tín hiệu lạc quan cho ngành Điện nhưng đề nghị doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh lâu dài và bền vững, nói đi đôi với làm để tránh tình trạng ký kết rầm rộ nhưng không triển khai.

“Chính quyền và các nhà đầu tư cần có tầm nhìn và nâng cao chất lượng quy hoạch để không xảy ra tình trạng quy hoạch ngành, quy hoạch vùng và các sản phẩm mâu thuẫn nhau, triệt tiêu lẫn nhau”, Thủ tướng nhấn mạnh và lưu ý Bình Thuận phải phát triển đồng thời công nghiệp chế biến sâu titan thành nguồn năng lượng sạch dựa trên lợi thế chiếm 92% tổng trữ lượng quặng của cả nước.


Theo VnExpress

Share

Hỗ trợ người dân di dời nhà cửa, đẩy nhanh tiến độ đường dây 500kV

Hỗ trợ người dân di dời nhà cửa, đẩy nhanh tiến độ đường dây 500kV

Ngày 23/7, Công an xã Lục Yên, tỉnh Lào Cai đã phối hợp hỗ trợ gia đình ông La Tiến Đại trú tại thôn Át Thượng tháo dỡ và di chuyển ra khỏi hành lang an toàn lưới điện, đảm bảo tiến độ thi công đường dây 500kV qua địa bàn xã.


Nhân viên Điện lực vừa 'canh' điện, vừa giúp dân sau lũ

Nhân viên Điện lực vừa 'canh' điện, vừa giúp dân sau lũ

Phương châm “nước rút đến đâu, điện khắc phục đến đó” đã và đang được Công ty Điện lực Nghệ An tổ chức thực hiện, nhằm khôi phục điện sớm nhất cho người dân khu vực Tây Nghệ An sớm ổn định cuộc sống sau ảnh hưởng của bão số 3 (WIPHA). Chùm ảnh evn.com.vn tổng hợp từ đơn vị.


Đảng bộ Tổng công ty Điện lực miền Bắc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm 2025

Đảng bộ Tổng công ty Điện lực miền Bắc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 25/7, tại Hà Nội, Đảng ủy Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Nguyệt Ánh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) EVNNPC chủ trì hội nghị.


EVNNPC gắn biển công trình Đường dây và Trạm biến áp 110kV Nam Thành phố, tỉnh Thanh Hóa

EVNNPC gắn biển công trình Đường dây và Trạm biến áp 110kV Nam Thành phố, tỉnh Thanh Hóa

Ngày 25/7, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã tổ chức lễ gắn biển công trình Đường dây và Trạm biến áp 110kV Nam Thành phố, tỉnh Thanh Hóa. Đây là công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030.


Lãnh đạo EVN làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị về giải phóng mặt bằng dự án Trung tâm Điện lực Quảng Trạch

Lãnh đạo EVN làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị về giải phóng mặt bằng dự án Trung tâm Điện lực Quảng Trạch

Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh làm việc với ông Hoàng Nam - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, về tình hình giải phóng mặt bằng các dự án thuộc Trung tâm Điện lực Quảng Trạch, vào ngày 25/7 tại địa phương.