Công nghệ BESS của BYD sẽ được triển khai tại 5 địa điểm trên khắp Saudi Arabia (Ả Rập Xê Út), sử dụng sản phẩm MC Cube-T ESS một trong những giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến nhất của công ty. BYD cũng tự sản xuất các pin cell của riêng mình và cho biết hệ thống MC Cube-T ESS có chỉ số tỷ lệ thể tích tế bào trên tổng thể tích hệ thống (Vcts) vượt 33%, giúp tối ưu hóa mật độ năng lượng và tăng hiệu suất vận hành.

Buổi lễ đánh dấu thỏa thuận giữa BYD và Công ty Điện lực Saudi. Ảnh: BYD
Các dự án này sẽ được tích hợp vào lưới điện quốc gia của Ả Rập Xê Út, hỗ trợ việc khai thác năng lượng tái tạo, ổn định nguồn cung cấp điện và đáp ứng nhu cầu điện trong các giai đoạn cao điểm. Ả Rập Xê Út hiện đặt mục tiêu đạt 50% tỷ lệ năng lượng tái tạo vào năm 2030 trong khuôn khổ chương trình "Tầm nhìn 2030" do Thái tử nước này đề ra. Theo kế hoạch, quốc gia này sẽ cần khoảng 48GWh hệ thống lưu trữ năng lượng để đáp ứng mục tiêu trên.
Không chỉ có BYD, một số công ty Trung Quốc khác cũng đang mở rộng thị phần trong lĩnh vực lưu trữ năng lượng tại Ả Rập Xê Út. Sungrow - một nhà sản xuất biến tần và hệ thống lưu trữ năng lượng, đã nhận được đơn đặt hàng với công suất 600MWh vào năm 2022 và 760MWh vào năm 2024.
BYD trước đây cũng từng cung cấp phần lớn hệ thống lưu trữ năng lượng cho dự án Oasis de Atacama của Grenergy tại Chile, với công suất 4,1GWh, từng được xem là hệ thống BESS lớn nhất thế giới. Với hợp đồng mới này tại Ả Rập Xê Út, BYD tiếp tục củng cố vị thế là một trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực lưu trữ năng lượng toàn cầu, đồng thời góp phần quan trọng vào quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo tại khu vực Trung Đông.
Hợp đồng này được thực hiện cùng với dự án 2,6GWh đã bàn giao trước đó, nâng tổng công suất hệ thống lưu trữ năng lượng mà BYD hợp tác với Công ty Điện lực Saudi Arabia lên 15,1GWh.
Nguyệt Hà (Energy-storage.news)
Share