Thúc đẩy nhanh chuyển dịch năng lượng
Tham dự cuộc họp còn có đại diện các Bộ: Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam…; đại diện một số tập đoàn/tổng công ty; đại điện một số ngân hàng như Standard Chartered, Mizuho,….
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long cho biết: Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) là một cam kết quốc tế, một tuyên bố chính trị của Việt Nam được công bố vào tháng 12/2022, trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và Nhóm Đối tác Quốc tế (IPG), bao gồm các nước G7 và Đan Mạch, Na Uy. Thỏa thuận này nhằm hỗ trợ Việt Nam huy động 15,5 tỷ USD từ nguồn tài chính công và tư nhân trong vòng 3-5 năm trên hành trình chuyển dịch năng lượng.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp lần thứ 5 Ban Chỉ đạo quốc gia thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, Bộ Công Thương đã tiếp nhận nhiệm vụ làm Cơ quan thường trực của Ban Thư ký JETP và phối hợp với đầu mối các đối tác quốc tế (gồm Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh) rà soát, lựa chọn các dự án có tính đột phá để thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh, sau cam kết tại Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã nhanh chóng cụ thể hóa các các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện cam kết của mình như sửa đổi, ban hành hàng loat khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách đểtháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy các dự án chuyển dịch năng lượng góp phần thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
8 dự án ưu tiên
Cuộc họp được chia làm hai phiên dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long. Tại phiên thứ nhất, các đại biểu đã được lắng nghe bà Ramla Khalidi - Trưởng Đại diện Thường trú của UNDP tại Việt Nam trình bày Báo cáo về các hoạt động hỗ trợ Ban Thư ký JETP Việt Nam. Bà Ramla cho biết, năm 2024, các bên đã cùng nhau rà soát và lựa chọn và đề xuất 8 dự án ưu tiên để triển khai trong khuôn khổ JETP. Tuy nhiên các dự án này vẫn còn một số rào cản cần phải giải quyết. Cũng theo bà Ramla, năm 2025, chương trình sẽ tiếp tục rà soát danh mục các dự án do các địa phương và bộ ngành Trung ương đề xuất để mở rộng danh mục và cơ hội hợp tác về tài chính và đầu tư cho các dự án JETP.
Tiếp nối báo cáo của đại diện UNDP, bà Nguyễn Thị Lâm Giang – Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương đã trình bày Dự thảo Kế hoạch hoạt động năm 2025 của Ban Thư ký JETP. Bà Nguyễn Thị Lâm Giang cho biết, nội dung dự thảo Kế hoạch được Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững và Cục Điện lực đề xuất để triển khai Nhóm Tổng hợp và Năng lượng của Ban Thư ký, nội dung của các Nhóm công tác khác sẽ được bổ sung bằng văn bản sau khi các Bộ ngành thực hiện xong việc sắp xếp bộ máy.
Cụ thể, nội dung về công tác Tổng hợp bao gồm các hoạt động như: Hoàn thiện thủ tục kiện toàn Ban Thư ký và ban hành Quy chế hoạt động và trình trưởng ban Thư ký phê duyệt Khung đánh giá, giám sát thực hiện JETP; tổ chức rà soát, đánh giá và cập nhật Kế hoạch huy động nguồn lực trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; thực hiện các nội dung truyền thông cho JETP như vận hành trang thông tin điện tử, các hoạt động tuyên truyền như bài báo, phóng sự, tọa đàm, tờ rơi;…
Các nội dung về năng lượng bao gồm: Xây dựng sổ tay hướng dẫn các tiêu chí rà soát dự án đảm bảo huy động hiệu quả nguồn lực JETP; tổ chức các cuộc họp kỹ thuật với các tiểu nhóm về năng lượng gồm: (1) Điện gió ngoài khơi và Trung tâm công nghiệp dịch vụ NLTT; (2) Lưu trữ năng lượng và thuỷ điện tích năng (3) Năng lượng tái tạo và Năng lượng mới; (4) Lưới điện thông minh; (5) Tiết kiệm và Hiệu quả năng lượng; (6) Chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than; (7) Đào tạo, nâng cao năng lực.
Link gốc
Theo congthuong.vn
Share